Bạn sẽ có thêm điểm cộng với những kỹ năng này trong CV của mình. |
Để viết được một bản CV tốt điều trước tiên bạn phải đọc bản
mô tả công việc cẩn thận và ghi chú lại những kỹ năng cụ thể được yêu cầu cho vị
trí công việc. Điều này để bạn biết chính xác những gì nhà tuyển dụng đang tìm
kiếm từ ứng viên và xem bạn có là ứng viên phù hợp cho vị trí đó hay không. Sau
đó hãy kết nối với những kỹ năng bạn có để có thể viết được một bản CV hoàn chỉnh.
Dưới đây là các kỹ năng phổ biến nhất mà hầu hết các nhà tuyển
dụng mong muốn ở ứng viên và cách thể hiện những kỹ năng đó ở bản CV của bạn.
Kỹ năng giao tiếp
Đây là kỹ năng mà mọi công việc đều cần có. Bạn cần kỹ năng
giao tiếp để bạn có thể truyền đạt ý kiến, đưa ra ý kiến của mình với sếp của bạn,
đồng nghiệp và khách hàng… một cách hiệu quả. Giao tiếp tốt sẽ làm buổi thảo luận
với các thành viên khác trong team của bạn dễ dàng hơn, làm cho những bài thuyết
trình của bạn trở nên chuyên nghiệp…và thậm chí bạn có thể nhận được sự cảm
tình, thu hút từ mọi người…
Vị dụ cách thể hiện kỹ năng giao tiếp ở CV của bạn:
Kỹ năng giao tiếp tốt, được phát triển qua những kinh nghiệm
công việc: telesales, bán hàng, qua tham gia nhóm câu lạc bộ, dự án…)
Kỹ năng máy tính
Hầu hết các vị trí công việc đòi hỏi bạn có một sự hiểu biết
cơ bản về các chương trình máy tính như Excel, Word… Một số công việc đòi hỏi kỹ
năng tìm kiếm internet, biết cách sử dụng trang mạng xã hội và email…
Ví dụ:
Thành thạo kỹ năng Word, Excel qua khóa học thêm ở…,kinh
nghiệm đã từng làm như làm báo cáo công việc…,
Kỹ năng internet: cách sử dụng facebook cho mục đích truyền
thông quảng cáo… (cụ thể công việc đã làm)
Kỹ năng tư duy phản biện
Kỹ năng này liên quan đến khả năng để phản ứng với một vấn đề,
phân tích tình huống từ nhiều quan điểm và những vấn đề cần research…
Ví dụ ở CV bạn có thể viết:
Khả năng tư duy phản biện được thể hiện qua những kinh nghiệm:
tìm hiểu, nghiên cứu về…, quản trị dự án…, phân tích chiến lược Marketing…)
Khả năng lãnh đạo
Nhà tuyển dụng tìm kiếm những ứng viên có khả năng lãnh đạo,
thúc đẩy, khuyến khích các thành viên khác để đạt được mục tiêu và khả năng
truyền cảm hứng, tạo động lực… Thậm chí nếu bạn không ứng tuyển cho vị trí quản
lý thì những vị trí chủ chốt ở các công ty cũng đòi hỏi kỹ năng này. Có kỹ năng
lãnh đạo bạn sẽ có cơ hội tiến xa hơn ở công việc.
Ví dụ:
Kỹ năng lãnh đạo: là trưởng nhóm clb…lớp trưởng gương mẫu,
người hướng dẫn…)
Khả năng thích nghi
Người chủ muốn biết bạn có thể làm việc trong một môi trường với nhịp độ nhanh, có thể thích nghi với những
tình huống đa dạng, khả năng làm nhiều việc cùng 1 lúc. Kỹ năng này thường được
yêu cầu ở những vị trí đòi hỏi môi trường làm việc với khối lượng công việc lớn.
Ví dụ:
Mềm dẻo, linh động trong công việc: cân bằng giữ việc học với
việc làm thêm ngoài giờ, luôn đáp ứng được nhu cầu khách hàng khi ở giai đoạn
công ty ABC có nhiều khách hàng)
Kỹ năng làm việc nhóm, khả năng tương tác
Nhà tuyển dụng muốn những người có khả năng làm việc nhóm tốt,
truyền cảm hứng được tới những đồng nghiệp khác và không gây xung đột…
Ví dụ:
Kỹ năng làm việc nhóm và tương tác giữa các thành viên tốt
khi làm nhóm đề án…, tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong club….
Chúc bạn thành công!
>> Nguồn: topcv
0 nhận xét:
Đăng nhận xét