This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

Cách để học bất cứ ngôn ngữ nào

Học một ngôn ngữ mới có thể là công việc gian nan, nhưng nếu tuân theo một số phương pháp nhất định, bạn sẽ nhanh chóng học được bất cứ ngôn ngữ nào. Tuy rằng sẽ không có phép màu nào có thể giúp bạn trong việc này, nhưng với sự cần cù và chịu khó thực hành, bạn sẽ thành thạo ngôn ngữ đó chỉ trong thời gian ngắn.

Cách để học bất cứ ngôn ngữ nào

Phần 1. Bắt đầu với những điều cơ bản

1. Biết về cách học của mình.

Đây là điều quan trọng nhất mà bạn cần biết khi bắt đầu học một ngoại ngữ. Mỗi người có một cách học khác nhau, đặc biệt là khi học ngoại ngữ. Bạn sẽ phải biết mình học có hiệu quả nhất với cách nào, chẳng hạn như lặp lại, viết ra các từ vựng hoặc nghe người bản xứ nói.
Xác định xem liệu bạn thuộc mẫu người học bằng thị giác, thính giác hay vận động. Có một mẹo để tìm ra điều này: Bạn hãy chọn vài từ trong tiếng mẹ đẻ của bạn và đọc qua vài lần. Nếu có thể nhớ được những từ đó vào ngày hôm sau thì có lẽ bạn là người học bằng thị giác. Nếu không, bạn hãy nhờ ai đó đọc lên vài lần những từ mà bạn không nhìn thấy. Nếu hôm sau bạn nhớ được những từ đó thì rất có thể bạn là người học bằng thính giác. Nếu cách này không có tác dụng, bạn thử đọc và viết ra các từ đó, đọc lại thành tiếng, nghe người khác đọc, liên hệ với ký ức và cảm nhận chúng. Nếu hôm sau bạn có thể nhớ được những từ đó, có lẽ bạn là người học bằng cách vận động.
Nếu trước kia từng học ngoại ngữ, bạn hãy nhớ lại những gì bạn đã học và cố gắng tìm ra điều gì có hiệu quả nhất đối với bạn. Điều gì giúp ích cho bạn, điều gì không? Bạn nhận thấy những phần nào trong quá trình học là dễ? Những phần nào là khó? Khi đã tìm ra những điều này, bạn có thể sẵn sàng bắt tay vào học.

2. Học cách phát âm.

Ngay cả khi ngôn ngữ bạn định học có cùng bảng chữ cái với ngôn ngữ bạn đang sử dụng thì cũng không có nghĩa là cách phát âm của chúng sẽ giống nhau. (Bạn cứ hỏi người Anh cách phát âm chữ ”t” đi thì biết).
Việc học bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế có thể giúp ích cho bạn, vì hầu hết các từ điển đều sử dụng bảng ký hiệu này.
Học viện Ngoại giao Hoa Kỳ cung cấp miễn phí các tài liệu học ngôn ngữ, trong đó bao gồm các bản ghi âm dạy cách phát âm, ứng dụng Duolingo và trang web cung cấp nhiều ngôn ngữ khác nhau và các lời khuyên hữu ích về cách phát âm.[2]

3. Chú ý đến ngữ pháp.

 Đây có lẽ là phần quan trọng nhất của ngôn ngữ bên cạnh từ vựng. Chẳng hạn như câu "Paul want Mary go store" có thể diễn đạt được nội dung, nhưng hoàn toàn không đúng trong tiếng Anh. Nếu không chú ý đến ngữ pháp, những câu bạn nói ra sẽ khó hiểu.
Xem xét về cấu trúc của ngôn ngữ và cách sử dụng giống (giống đực, giống cái, giống trung). Việc nắm được cấu trúc của ngôn ngữ sẽ giúp bạn hiểu được cách thức các từ ngữ kết hợp với nhau như thế nào khi bắt đầu học từ vựng.
Đảm bảo biết cách diễn đạt câu hỏi, câu khẳng định và câu phủ định ở thì quá khứ, hiện tại và tương lai khi sử dụng 20 động từ quy tắc và bất quy tắc thông dụng nhất.

4. Học thuộc lòng 30 từ và cụm từ mỗi ngày.

Như vậy, trong vòng 90 ngày bạn sẽ thuộc được khoảng 80% ngôn ngữ đó. Bắt đầu với những từ thông dụng nhất. Học thuộc lòng là một phần quan trọng trong việc học ngoại ngữ, và có nhiều cách học.
Bạn có thể luyện tập viết mỗi từ hàng chục lần. Cách này sẽ giúp bạn quen với việc sử dụng từ đó.
Dùng từ mới trong các câu khác nhau. Điều này sẽ giúp bạn luyện tập với các từ và dễ nhớ từ hơn khi cần sử dụng.
Đừng quên tiếp tục thực hành các từ vựng khi bạn chuyển sang học thuộc các từ khác. Nếu không tập luyện, bạn sẽ quên những từ đã học.

5. Học bảng chữ cái.

 Đặc biệt là khi học một ngoại ngữ có hệ thống chữ viết khác lạ, bạn sẽ phải biết mặt các chữ cái và cách viết của nó.
Thử liên tưởng hình ảnh và âm thanh của từng chữ cái, từ đó bộ não sẽ tạo ra đường đi dễ dàng để nhớ các chữ cái và âm thanh kèm theo nó. Ví dụ: Trong tiếng Thái, chữ "า" được phát âm là "ah." Nếu là nam, bạn có thể tưởng tượng chữ này như dòng chảy khi bạn đi tiểu vào gốc cây và kèm theo đó là tiếng thở ra nhẹ nhõm khi bạn vừa “trút bầu tâm sự”. Sự liên tưởng có thể đơn giản hoặc ngớ ngẩn thế nào là tùy bạn, miễn là nó giúp bạn ghi nhớ.
Bạn cũng có thể phải làm quen với cách đọc từ phải sang trái hoặc từ trên xuống dưới. Hãy bắt đầu với những thứ đơn giản và dần dần tiến tới những tài liệu khó hơn như sách hoặc báo.

Thực hành ngôn ngữ

Phần 2. Thực hành ngôn ngữ

1. Nghe.

Việc luyện nghe thông qua các bộ phim hoặc chương trình truyền hình, các khóa học ngôn ngữ âm thanh hoặc âm nhạc có thể giúp bạn nhớ được các từ đang học. Nhưng chỉ nghe thôi thì cũng không giúp được nhiều. Bạn cần lặp lại các từ và tự nói với mình.
Một phương pháp gọi là "shadowing" (tạm dịch: bắt chước) được những người biết nhiều thứ tiếng xem là một kỹ thuật hữu hiệu. Bạn hãy đeo tai nghe vào và bước ra ngoài, vừa nghe vừa bước nhanh. Lặp lại thành tiếng và rõ ràng những gì bạn đang nghe khi bước đi. Lặp lại, lặp lại và lặp lại. Điều này sẽ giúp bạn kết nối sự vận động (di chuyển) với ngôn ngữ và điều chỉnh lại sự tập trung để không bị ám ảnh về việc học thuộc lòng.[4]
Sử dụng sách nói hoặc các bài học ngoại ngữ ghi âm. Bạn có thể nghe những tài liệu này trên đường đi làm hoặc khi chạy bộ trong công viên. Cách này sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng nghe. Nghe lại sau mỗi quãng ngắn khoảng 30 giây đến 1 phút cho đến khi bạn cảm thấy đã hiểu hoàn toàn. Đôi khi bạn cần phải nghe lại bài học hơn hai lần để hiểu được toàn bộ nội dung.
Xem các chương trình truyền hình và phim không kèm phụ đề. Có thể đó là các bộ phim truyền hình nhiều tập, các bản tin thời sự, thậm chí cả các chương trình mà bạn biết là đã được lồng tiếng. Đây là một cách thú vị để thực hành và áp dụng kiến thức của bạn.
Tiêu đề ảnh Learn Any Language Step 06Bullet03
Nghe những bản nhạc hát thứ tiếng bạn đang học. Đây là một cách thú vị, dễ dàng, và hy vọng là sẽ giúp bạn thích thú với những công việc bạn đang làm. Bạn chỉ cần mở nhạc khi rửa bát hoặc khi đi dạo ngoài trời và chú ý vào những từ ngữ trong bài hát. Có thể bạn sẽ muốn nghe những bài hát cổ điển vì chúng thường có phần lời dễ hiểu.

2. Đọc thật nhiều bằng thứ tiếng mà bạn đã chọn để học.

Bắt đầu bằng những cuốn sách đơn giản và chuyển sang những cuốn khó hơn khi trình độ đã khá hơn. Tự thách thức mình đọc mà không dùng từ điển và tự đoán nghĩa của những từ đó.
Sách thiếu nhi là điểm khởi đầu tuyệt vời, vì chúng được thiết kế để dạy trẻ em học đọc và hiểu tiếng mẹ đẻ. Là người mới học, bạn nên bắt đầu từ mức dễ.
Tìm những cuốn sách mà bạn thích khi đọc bằng tiếng mẹ đẻ và đọc bằng ngôn ngữ bạn đang học. Những kiến thức sẵn có của bạn về nội dung cuốn sách sẽ giúp bạn giải mã các từ mới và giữ được sự hứng thú khi đọc.
Đọc báo hoặc các tạp chí thông dụng bằng ngôn ngữ bạn muốn học. Chọn một chủ đề mà bạn quan tâm. Tạp chí là một nguồn rất hay để học các thành ngữ thông dụng được đặt trong ngữ cảnh. Các bài viết trong báo và tạp chí bao gồm nhiều đề tài, và nói chung thường ngắn hơn nhiều so với sách.
Bạn có thể mua một cuốn từ điển uy tín của ngôn ngữ bạn muốn học, hoặc dùng từ điển miễn phí trên mạng. Tô đậm trong từ điển mỗi khi gặp một từ mới, chép lại từ đó kèm định nghĩa của nó và câu ví dụ vào vở. Sau đó, bạn hãy học trong vở. Hoạt động này sẽ giúp bạn nghiền ngẫm về ngôn ngữ đang học.
Đôi khi một cuốn từ điển bằng hình ảnh có thể giúp ích khi bạn học những danh từ thông dụng trong một số ngôn ngữ. Ví dụ, bạn có thể sử dụng từ điển bằng hình ảnh để học tiếng Nhật, vì nhiều từ tiếng Nhật mang nhiều nghĩa khác nhau, cũng tương tự như tiếng Việt.

3. Nói chuyện với người bản xứ.

Nếu không nói, bạn sẽ rất khó học tốt và nhớ được ngôn ngữ đó. Có những chương trình giúp kết nối những người học ngoại ngữ và những người bản xứ thông qua ứng dụng Skype. Nếu không có điều kiện, bạn hãy tìm trong thành phố hoặc thị trấn bạn ở. Có thể bạn sẽ gặp ai đó giới thiệu người có khả năng giúp bạn thực hành. Trường dạy ngoại ngữ là nơi rất tốt để bắt đầu.
Học vài thành ngữ, tục ngữ và các cách diễn đạt. Khi đạt đến trình độ cao hơn, bạn hãy học vài thành ngữ, thậm chí tiếng lóng trong ngôn ngữ đó. Cho dù không mấy khi sử dụng, nhưng điều này sẽ giúp bạn nhận ra và hiểu nghĩa khi đọc được ở đâu đó hoặc nghe người khác nói.
Đừng xấu hổ nếu bạn nói chưa đúng. Điều này cần phải có thời gian tập luyện.
Cần phải nhấn mạnh thêm là bước này rất quan trọng. Nếu không tập nói thì bạn sẽ không thể thành thạo được. Bạn có thể nói chuyện với người bản xứ, tìm một người bạn cùng học với mình và thực hành với họ, tương tác với chương trình truyền hình trên ti vi, v.v…

4. Thực hành.

 Đừng ngại ngần nói ở nơi đông người và nói với người bản xứ. Điều này sẽ có ích cho việc cải thiện độ lưu loát của bạn. Bên cạnh đó, bạn đừng ngại để người khác sửa nếu bạn phát âm sai. Đâu có ai biết được tất cả mọi thứ. Hãy hoan nghênh sự phê bình có tính xây dựng và kiểm tra kiến thức của mình mỗi khi có dịp giao tiếp.
Tiếp tục xem phim và các chương trình truyền hình. Giả sử như bạn đang học tiếng Anh và thích bóng đá, vậy thì bạn hãy xem đá bóng trên kênh nói tiếng Anh để thứ tiếng đó in vào đầu bạn. Nhớ hét bằng tiếng Anh vào màn hình ti vi khi mọi việc không diễn ra như ý bạn nhé.
Tự thách thức mình suy nghĩ bằng ngôn ngữ mà bạn đang cố gắng học.
>> Nguồn: wikihow

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018

Thảm họa của sự lo lắng và suy nghĩ tiêu cực

Lo lắng là một trạng thái tinh thần có cơ sở từ nỗi sợ hãi. Nó tiến triển chậm nhưng âm ỉ. Nó xảo quyệt và tinh vi. Nó từng bước tự giấy mình cho tới khi làm tê liệt khả năng suy luận, hủy hoại sự tự tin và óc sáng tạo của bạn. 

Lo lắng và suy nghĩ tiêu cực hủy hoại sự tự tin và óc sáng tạo của bạn
Lo lắng và suy nghĩ tiêu cực hủy hoại sự tự tin và óc sáng tạo của bạn

Lo lắng là một hình thức của nỗi sợ hãi được duy trì liên tục gây ra bởi sự thiếu quyết đoán. Do đó, nó là một trạng thái tinh thần có thể kiểm soát được. Trí não trong trạng thái bất ổn không có khả năng hoạt động tốt. Thiếu quyết đoán tạo ra trạng thái bất ổn đó. Hầu hết mọi người đều thiếu sức mạnh ý chí đê có thể quyết định ngay lập tức cũng như sẵn sàng bảo vệ quyết định của mình sau đó.


Chúng ta không lo lắng về hoàn cảnh một khi đã đạt được quyết định và có phương án hành động dứt khoát. Có lần tôi phỏng vấn một tử tù sắp lên ghế điện hai giờ sau đó. Ông ta là người điềm tĩnh nhất trong số tám tử tội cùng xà-lim với mình. Sự bình tĩnh của ông ta thúc giục tôi đặt câu hỏi rằng ông tả cám thấy thế nào khi sắp bước sang thế giới bên kia chỉ trong chốc lát nữa thôi. Với một nụ cười đầy tự tin, ông ta nói: “Tôi cảm thấy rất tốt đẹp. Hãy nghĩ xem, anh bạn, các rắc rối của tôi sẽ sớm qua đi. Tôi chẳng có gì trên đời này ngoài toàn những chuyện rắc rối. Việc tìm kiếm miếng cơm manh áo thật quá gian nan. Chẳng bao lâ nữa tôi sẽ không còn cần những thứ ấy. Tôi cảm thấy thoải mái hơn bao giờ hết từ khi biết mình chắc chắn phải chết. Tôi đã chuẩn bị tâm trạng để sẵn sàng chấp nhận số phận của mình một cách thanh thản nhất”.


Ông ta vừa nói vừa ăn ngấu nghiến bữa tối cuối cùng tương đương khẩu phần cho ba người. Ông ta ăn từng miếng ngon lành như thể chẳng có tai họa nào sắp xảy đến. Đức tính kiên quyết đã khiến người đàn ông này cam chịu số phận của mình. Quyết đoán cũng có thể ngăn cản một người chấp nhận những hoàn cảnh không mong muốn.


Sáu nỗi sợ hãi cơ bản này tạo ra trạng thái lo lắng thông qua sự thiếu quyết đoán.

Hãy tự làm dịu đi mãi mãi nỗi sợ cái chết bằng cách quyết định chấp nhận cái chết như một biến cố không ai tránh được. 


  • Hãy loại bỏ nỗi sợ tuổi già bằng cách chấp nhận nó không phải như một điều bất lợi mà như niềm hạnh phúc lớn lao vì tuổi già mang đến sự khôn ngoan, tự chủ và uyên thâm mà những người trẻ tuổi không thể có được.
  • Hãy làm chủ nỗi sợ bị mất tình yêu bằng quyết định sống thăng bằng.
  • Hãy chặn đứng nỗi sợ bị chỉ trích bằng cách không lo lắng về những gì người khác nói hay nghĩ về mình.
  • Hãy vượt qua nỗi sợ bệnh tật bằng cách quyết định quên đi mọi dấu hiệu của đau ốm.
  • Hãy xua tan nỗi sợ nghèo đói bằng sự bằng lòng với bất cứ món của cải nào bạn có thể tích lũy được mà không phải lo lắng gì.
  • Hãy tiêu diệt thói quen lo lắng dưới mọi hình thức bằng cách quyêt định rằng không điều gì xảy ra trong cuộc sống này là đáng để bạn phải lo lắng. Quyết định đó sẽ mang đến cho bạn sự cân bằng, tự tin, bình an trong tâm hồn và yên tĩnh trong tư tưởng. Đó là những yếu tố tạo nên hạnh phúc cho bạn.

Nếu tâm trí bạn đầy rẫy những nỗi sợ hãi, bạn không chỉ phá hủy các cơ hội đưa ra những quyết định khôn ngoan của cá nhân mình mà còn lan truyền các xung động hủy diệt ấy đến những người mà bạn tiếp xúc, hủy hoại cả cơ hội của họ.


Ngay cả con chó hay một con ngựa cũng nhận ra khi nào người chủ của chúng mất dũng khí. Chó và ngựa bắt được những rung động sợ hãi do người chủ của chúng phát ra và chúng cũng hành xử y như vậy.


Các xung động của sự sợ hãi truyền từ người này sang người khác cũng nhanh và chắn chắn như âm thanh của giọng nói con người truyền từ đài phát thanh tới một chiếc radio.

Người luôn nói về những ý nghĩ tiêu cực và không mang tính xây dựng trên thực tế phải gánh chịu hậu quả từ chính những lời nói đó dưới hình thức những “đòn đáp trả” tiêu cực không kém. Thậm chí những xung lực tư tưởng không mang tính xây dựng – chỉ riêng điều đó thôi chứ chưa cần tác động của lời nói – cũng đủ tạo ra những hệ quả xấu theo nhiều cách khác nhau. Điều trước tiên, và có lẽ là quan trọng nhất cần nhớ là, những ý nghĩ không mang tính xây dựng sẽ phá hủy khả năng tưởng tượng sáng tạo. Thứ hai là, sự hiện diện trong tâm trí bạn bất kỳ cảm xúc tiêu cực nào cũng làm phát sinh một tính cách tiêu cực, làm người khác khó chịu và thường biến họ thành người đối kháng với bạn. Hậu quả thứ ba là những suy nghĩ tiêu cực không chỉ ảnh hưởng tới người khác mà còn khắc sâu vào tiềm thức của người suy nghĩ và dần dà trở thành một phần trong tính cách của anh ta.

Công việc của bạn trong cuộc sống là mưu cầu sự thành đạt. Để thành đạt, bạn phải tìm thấy sự bình an trong tâm hồn, có được những nhu cầu vật chất thiết yếu của cuộc sống, và trên tất cả, bạn phải được hạnh phúc. Toàn bộ những dấu hiệu của thành công nêu trên đều bắt nguồn dưới hình thức của những xung lực tư tưởng.


Bạn có thể kiểm soát được tâm trí mình, bạn có quyền đưa vào tâm trí mình bất kỳ xung lực tư tưởng nào bạn muốn. Trách nhiệm sử dụng tâm trí một cách xây dựng cũng đi đôi với đặc quyền này. Bạn là người làm chủ số phận của mình. Điều đó cũng chắc chắn như bạn có quyền kiểm soát tư tưởng của riêng mình. Bạn có thể gây ảnh hưởng, định hướng và cuối cùng là kiểm soát môi trường tinh thần của riêng mình, làm cho cuộc sống của bạn trở thành hình mẫu mà bạn mong muốn. Hoặc bạn cũng có thể không để ý gì đến quyền được lựa chọn cuộc sống đề rồi tự buông mình vào bao la “bể khổ”, nơi bạn bị vùi dập ba chìm bảy nổi như một mảnh gỗ nhỏ trên đầu những con song đại dương.

Trí não trong trạng thái bất ổn không có khả năng hoạt động tốt
Trí não trong trạng thái bất ổn không có khả năng hoạt động tốt

Những ảnh hưởng tiêu cực


Ngoài sáu nỗi sợ hãi cơ bản trên, con người còn phải chịu đựng một tai họa khác nữa. Đó là một mảnh đất phì nhiêu cho các hạt mầm thất bại sinh sôi nảy nở. Và sự hiện diện của nó thường không dễ nhận ra. Nó ăn sâu và thường nguy hiểm hơn tất cả nỗi sợ hãi cơ bản kia. Nếu bạn muốn gọi tai họa đó ra bằng một cái tên, chúng ta hãy tạm gọi nó là Tính dễ nhiễm trước những tác động tiêu cực.


Những người tự tạo lập được một gia tài lớn luôn có ý thức bảo vệ chính mình chống lại những tác động tiêu cực. Ngược lại, những người nghèo khó không bao giờ có khả năng đó. Những người thành đạt ở bất kỳ lĩnh vực nào phải học cách tỉnh táo để sẵn sàng đối phó với những tác động đó. Nếu bạn đọc cuốn sách này để tìm cách làm giàu, hãy xét mình cẩn thận, xem bạn có phải là người dễ bị nhiễm những ảnh hưởng tiêu cực hay không. Nếu bạn lơ là trong việc tự phân tích bản thân, bạn sẽ mất quyền đạt được những mục tiêu mà bạn đang khao khát.



Hãy nghiên cứu kỹ bản phân tích sau. Khi đọc hệ thống câu hỏi, bạn hãy trả lời một cách trung thực nhất, Hãy làm điều đó một cách thận trọng như bạn đang tìm kiếm những kẻ thù phục kích bạn trong bụi rậm và dũng cảm đương đầu với những khuyết điểm của bạn như dường đầu với kẻ thù đích thực.


Bạn có thể dễ dàng bảo vệ mình trước những kẻ thù trong cuộc sống bởi đã có phát luật, cảnh sát và tòa án đối phó với chúng. Nhưng “tai họa thứ bảy” này rất khó chế ngự bởi nó tấn công trong khi bạn không để ý đến sự hiện diện của nó, khi bạn ngủ và cả lúc bạn thức. Thêm vào đó, vũ khí tấn công của nó là vô hình vì chỉ đơn thuần là một trạng thái tinh thần. Những ảnh hưởng tiêu cực rất nguy hiểm vì nó tấn cong con người bằng nhiều hình thức khác nhau. Đôi khi nó xâm nhập đầu óc bằng những lời lẽ đầy thiện ý của bạn bè hay người thân. Ở những thời điểm khác, nó lại đến từ bên trong qua trạng thái tinh thần riêng của một cá nhân. Nhưng nói chung, những ảnh hưởng tiêu cực cũng như những chất độc chết người, mặc dù không phải lúc nào cũng là một cái chết ngay tức khắc.

Làm thế nào để tự bảo vệ mình trước những ảnh hưởng tiêu cực?


Để tự bảo vệ bản thân trước những tác động tiêu cực, dù đó là do bạn tự tạo ra hay là ảnh hưởng từ những người xung quanh, hãy nhớ rằng sức mạnh ý chí chính là tấm lá chắn. Bạn phải sử dụng nó một cách thường xuyên liên tục cho tới khi ý chí dựng nên một bức tường miễn dịch trước những ảnh hưởng tiêu cực trong tâm trí bạn.


Hãy nhận thức rằng bạn, cũng như mọi người khác, về bản chất vốn lười biếng, lãnh đạm và dễ nhiễm trước mọi cám dỗ có vẻ “tương thích” với các điểm yếu của mình.

Hãy nhận thức rằng về bản chất bạn rất dễ nhiễm tất cả những nỗi sợ hãi cơ bản và bạn cần tạo cho mình thói quen chống lại tất cả những nỗi sợ hãi đó.

Hãy nhận thức rằng các thói hư tật xấu thường tác động đến bạn thông qua tiềm thức vì thế chúng rất khó bị phát hiện. Thế nên, hãy “bế quan tỏa cảng” trước những người muốn làm bạn ngã lòng hay mất can đảm bằng mọi cách.


Hãy dọn sạch tủ thuốc của bạn và ngừng ngay việc nghĩ đến những cơn cảm cúm, đau nhức và các căn bệnh tưởng tượng khác.

Hãy cố gắng kết bạn với những người có thể giúp bạn suy nghĩ tích cực và hành động vì chính bản thân mình.

Đừng trông chờ những phiền muộn trắc trở vì chúng luôn có khuynh hướng làm bạn thất vọng.


Không còn nghi ngờ gì nữa, điểm yếu phổ biến nhất của con người là thói quen mở rộng tâm hồn mình cho những ảnh hưởng tiêu cực từ những người xung quanh. Điểm yếu này càng gây thiệt hại nặng nề hơn vì hầu hết con người đều không nhận ra rằng họ đã bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ tiêu cực đó.


Danh sách các câu hỏi sau đây được soạn ra để giúp bạn nhìn nhận rõ ràng hơn con người thực của mình. Hãy đọc qua hệ thống câu hỏi sau và dành trọn một ngày mà bạn có đủ thời gian đọc lại kỹ càng các câu hỏi và trả lời chúng một cách trọn vẹn. Khi bạn làm điều đó, tôi khuyên bạn nên đọc câu hỏi và trả lời thật lớn tiếng để bạn có thể nghe giọng nói của chính mình. Điều này sẽ khiến bạn dễ dàng trung thực với chính mình hơn.
>> Nguồn: hoanhap.vn

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2018

10 mẹo ứng xử thông minh trong cuộc sống


Biết cách ứng xử thông minh trong cuộc sống sẽ giúp bạn mở rộng các mối quan hệ, tạo được sự yêu mến, kính trọng từ người khác. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng hơn có được những điều mình muốn.
Dưới đây là 10 mẹo nho nhỏ để bạn có thể ứng xử thông minh trong cuộc sống:

Ứng xử thông minh giúp bạn mở rộng nhiều mối quan hệ và có được sự kính trọng từ người khác
Ứng xử thông minh giúp bạn mở rộng nhiều mối quan hệ và có được sự kính trọng từ người khác

1. Chọn ngôn ngữ

Tùy cơ ứng biến, bạn sẽ lựa chọn những lời lẽ dễ nghe để diễn đạt ý kiến trái ngược hoặc phê bình. Như vậy, người nghe sẽ dễ dàng tiếp nhận. Điều này có thể giúp thu hẹp khoảng cách tình cảm giữa hai người.

2. Bàn tán, nói xấu sau lưng

Đây là điều sẽ làm tổn hại đến mối quan hệ tốt đẹp mà bạn đã cất công gầy dựng. Ở những nơi đông người, tránh nêu điểm yếu của người khác. Những thông tin này lan truyền sẽ dễ làm tổn thương đến lòng tự trọng.

3. Tránh ngạo mạn, xu nịnh

Đừng bao giờ gượng gạo lấy lòng, khom lưng uốn gối trước kẻ khác, hay ngạo mạn, cho mình là nhất. Bạn càng không nên dùng quyền uy để hạ thấp người khác, củng cố “ghế” của mình.

4. Gạt bỏ cái nhìn định kiến

Đừng coi thường, bỏ ngoài tai lời góp ý tận tình, từ chối tiếp nhận học hỏi cái mới. Bạn sẽ khó thành công khi cứ khư khư giữ lấy ý kiến giáo điều, sẵn sàng đồng tình với tư tưởng thiếu khách quan, nhìn phiến diện để “bới lông tìm vết” của người khác.

5. Không cậy có công với kẻ khác
Bạn có thể giúp đỡ người khác tùy theo khả năng của mình, nhưng đừng bao giờ lên tiếng kể công với họ. Điều này sẽ khiến người được giúp cảm thấy day dứt như đang mang nợ.

Ghi nhớ sự giúp đỡ giúp bạn thắt chặt tình cảm và biểu hiện phẩn chất con người
Ghi nhớ sự giúp đỡ giúp bạn thắt chặt tình cảm và biểu hiện phẩn chất con người

6. Ghi nhớ sự giúp đỡ của người khác

Nhiều người lúc nào cũng nhắc đi nhắc lại những gì đã giúp đỡ người khác. Thay vì như thế, hãy nghĩ đến những gì người khác đã giúp đỡ mình, dù việc rất nhỏ. Điều này có thể giúp bạn thắt chặt thêm tình cảm với mọi người. Ngoài ra, nó còn biểu hiện một phẩm chất đẹp trong cuộc sống: “Chịu ơn không quên”.

7. Không nên đề cập đến chuyện bí mật

Ai cũng có những bí mật riêng. Nếu bạn bè tin tưởng và thổ lộ với bạn, đừng bao giờ “bật mí” cho người khác nếu không được sự cho phép của họ. Điều này chẳng khác nào bạn “bán đứng” họ.

8. Hứa nhăng hứa cuội

Ồ, chẳng nên chút nào! Đừng khua môi múa mép, ba hoa chích chòe. Việc gì phù hợp với khả năng của mình mới nhận lời làm, kẻo mó vào “xôi hỏng bỏng không”. Nếu làm không được, cử thẳng thắn bày tỏ, đừng lấp lửng.

9. Hãy dũng cảm, chân thành nhận lỗi

Không nên đổ lỗi cho người khác, cũng đừng “cãi chày cãi cối” để tự bào chữa, biện hộ cho lỗi lầm của mình. Mặt khác, đừng bảo thủ cho rằng, bạn làm điều đó là tất nhiên nên chẳng có lỗi gì.

10. Tránh “có việc mới sang chơi”

Ngày lễ, Tết, bạn nên ghé thăm họ hàng, bạn bè để luôn thắt chặt mối quan hệ khắng khít. Không nên chờ có việc mới đến.
Đặc biệt, với mỗi con người, tùy điều kiện xã hội mà có những cách ứng xử trong cuộc sống hài hòa nhất.

Sưu tầm

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2018

Kỹ năng lắng nghe quyết định 90% thành công trong giao tiếp


Kỹ năng lắng nghe là kỹ năng quan trọng nhất để thành công trong mọi cuộc giao tiếp. Như ngạn ngữ Nga từng có câu với đại ý rằng: Con người mất ba tuổi để học nói, tuy nhiên phải mất cả cuộc đời để học lắng nghe. Tuy nhiên trong cuộc sống thường ngày, lại rất ít người có khả năng lắng nghe, họ đã vô tình thiếu đi một kỹ năng giao tiếp quan trọng và khiến cuộc giao tiếp trở nên kém hiệu quả. 

 
Kỹ năng lắng nghe là kỹ năng quyết định thành công trong giao tiếp

Tại sao phải lắng nghe?

Kỹ năng lắng nghe quyết định 90% thành công trong mọi cuộc giao tiếp, đi kèm với kỹ năng nói. Và mặc dù nghe là một phản xạ của con người, nhưng lắng nghe là 1 kỹ năng cần phải học tập và rèn luyện mới có thể thành thạo.

Vai trò của lắng nghe

    Lắng nghe giúp nâng cao kỹ năng giao tiếp của bạn đối với những người xung quanh. Với quá trình lắng nghe, bạn có thể nắm bắt vấn đề, thu thập thông tin qua đó nâng cao khả năng tương tác qua lại giữa bạn và đối phương.
    Bên cạnh đó, lắng nghe tạo ra sự liên kết về xúc cảm giữa bạn và đối phương. Từ đó tạo được thiện cảm với đối phương. Lắng nghe giúp bạn chia sẻ cảm thông với người khác, đồng thời còn có thể hiểu đối phương hơn.
    Lắng nghe cũng là biện pháp hạn chế cũng như là cách giải quyết xung đột hiệu quả. Tạo được những mối quan hệ tốt đẹp, bước đệm để thành công trong sự nghiệp và cuộc sống.

7 nguyên tắc vàng để có được kỹ năng lắng nghe hiệu quả

1. Tập trung vào cuộc giao tiếp
Giao tiếp là tương tác hai chiều, bạn không thể tiếp thu được những gì đối phương truyền đạt nếu không có sự tập trung.
Bên cạnh đó, việc bạn để ý những thứ xung quanh và thiếu tâp trung vào cuộc trò chuyện sẽ làm đối phương cảm thấy khó chịu, khó lòng gây được thiện cảm.
Bạn nên tập trung vào cuộc giao tiếp bằng cách hạn chế những nguyên nhân gây ra sự xao nhẵng như: tắt điện thoại, tìm một không gian yên tĩnh để trò chuyện…

2. Tuyệt đối không được ngắt lời
Ta có thể chắc chắn rằng, một người có thói quen ngắt lời người khác không thể có khả năng lắng nghe giỏi. Muốn lắng nghe tốt, điều kiện đặt ra là bạn phải để cho đối phương có “không gian” để nói, thay vì dành hết phần nói của họ.
Không chỉ có vậy, khi bị bạn ngắt lời sẽ khiến đối phương khó chịu, không còn muốn chia sẻ. Để hiểu này một cách rõ nhất, bạn hoàn toàn có thể đặt mình vào địa vị của đối phương để cảm nhận. Chắc hẳn bạn cũng không thích những người cứ luôn cướp lời của bạn, phải vậy không?

3. Thấu hiểu khi lắng nghe
Bởi vì không phải điều gì đối phương cũng có thể nói ra một cách trực tiếp cho bạn biết. Do vậy trong quá trình lắng nghe, bạn cần sử dụng tư duy của mình để tìm ra ẩn ý mà đối phương muốn truyền đạt. Ví như khi đối phương mời bạn đi ăn, có thể họ đã đói, và bạn không nên giữ họ lại để nói chuyện với bạn. Hai người hoàn toàn có thể chuyển sang một không gian khác để trò chuyện.
Chắc hẳn ai cũng cảm thấy thiện cảm với một người thấu hiểu mình. Bên cạnh đó, nhận ra ẩn ý của đối phương cũng là cơ sở giúp bạn đối đáp sao cho phù hợp, vừa ý người nghe. Việc thấu hiểu đối phương sẽ giúp bạn tránh những lời nói làm phật lòng hoặc gây tổn thương cho họ.

4. Không phán xét và áp đặt đối phương
Một nguyên tắc quan trọng để có được kỹ năng lắng nghe hiệu quả đó là bạn cần có một tư tưởng cởi mở mới có thể trở thành một người lắng nghe giỏi. Bởi không ai muốn nói chuyện với một người bảo thủ, lấy tư tưởng của mình áp đặt lên người khác, đòi hỏi họ phải chấp thuận nó và không được nói lên quan điểm của họ.

Không có nghĩa là bạn không có chủ kiến cá nhân, mà bạn nên hạn chế cái tôi của mình khi giao tiếp để thực sự hiểu người khác. Quan điểm của bạn chưa chắc đã đúng, việc tiếp thu ý kiến người khác sẽ giúp bạn hoàn thiện hơn.

5. Biết cách đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi chính là cách để bạn cho đối phương biết rằng bạn đang theo dõi cuộc trò chuyện, bạn đang lắng nghe họ và thưc sự quan tâm đến những gì họ nói.
Tuy nhiên bạn nên nhớ rằng, cần có nghệ thuật đặt câu hỏi, bạn nên hỏi những câu thể hiện sự đồng tình pha lẫn sự ngạc nhiên như: “Thật sao?”, “Đúng như vậy sao”… để đối phương biết bạn đang quan tâm đến câu chuyện của họ. Đồng thời, việc bạn đặt câu hỏi đúng sẽ khiến đối phương chia sẻ nhiều thông tin hơn về chủ đề đang được nói đến.
Biết cách đặt câu hỏi tinh tế sẽ thể hiện bạn là một người biết lắng nghe và quan tâm người khác!

6. Ngôn ngữ hình thể
Bên cạnh việc bạn thể hiện mình đang lắng nghe đối phương bằng cách đặt câu hỏi, bạn còn cần biểu hiện việc mình đang lắng nghe bằng ngôn ngữ hình thể. Thông qua các biểu cảm như: ngạc nhiên, xúc động…; Bằng các hành động như: tư thế ngồi hướng về đối phương, gật đầu khi nghe đối phương nói…


7. Đưa ra các ý kiến cá nhân

Kỹ năng lắng nghe tốt không phải là bạn sẽ im lặng suốt cả cuộc hội thoại và nghe đối phương nói. Điều đó sẽ khiến đối phương cảm thấy như đang độc thoại.
Do vậy, bên cạnh việc đặt cậu hỏi bạn cần đưa ra các ý kiến cá nhân của mình vào câu chuyện của họ. Ví dụ như “Tôi cũng từng như bạn”, “Tôi hoàn toàn đồng ý”…. Đối phương sẽ cảm thấy hứng thú và mở lòng chia sẻ  nhiều hơn. Với những lời nhận xét theo kiểu “Tôi hiểu rồi”, “Tôi biết rồi”… hãy dành chúng vào cuối cuộc trò chuyện, bởi chúng chính là dấu hiệu của cuộc trò chuyện kết thúc.
Đưa ra ý kiến cá nhân về câu chuyện của đối phương là lời khẳng định rằng bạn đã thực sự lắng nghe câu chuyện của họ.

Kết luận
Kỹ năng giao tiếp cơ bản không chỉ là kỹ năng nói, mà bạn còn phải biết lắng nghe. Kỹ năng lắng nghe sẽ giúp bạn và đối phương hiểu nhau và có một cuộc giao tiếp thành công. Người biết lắng nghe sẽ có thêm nhiều bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng,…. Và lắng nghe chính là cách để nâng cao giá trị bản thân trong mọi cuộc giao tiếp.
>> Nguồn: camnanggiaoduc.org