This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018

Hình thành thói quen tư duy bằng tiếng Anh.


Làm thế nào để tập tư duy bằng tiếng Anh? Đây không phải là điều tự nhiên đến như một phép màu sau khi bạn học xong một quyển sách dày và bự, hay sau một thời gian miệt mài tích lũy từ vựng và cấu trúc. Trừ khi các bạn đặt nỗ lực thực sự nhằm thay đổi thì sẽ không có gì đặc biệt xảy ra cả. Sau đây sẽ là một vài mẹo hữu ích mà các bạn có thể áp dụng:

Benative chia sẻ với bạn cách hình thành tư duy bằng tiếng Anh

1. Hãy bắt đầu bằng việc nhỏ và đơn giản 

Tự gọi tên trong đầu các đồ vật xung quanh mình bằng tiếng Anh. Các bạn có thể làm điều này bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu vì môi trường xung quanh chính là một kho cung cấp dữ liệu trực quan khổng lồ. Nếu bạn đang nấu ăn trong bếp, hãy quan sát và nghĩ ngay đến các từ như electric cooker, gas stove, knife, frying pan, cooking oil, fish sauce, v.v. Nếu bạn không biết từ ‘cái ấm’ chẳng hạn là gì trong tiếng Anh thì có thể ngay lập tức tra từ điển. Hãy bắt đầu từ những thứ quen thuộc và có sẵn trong nhà bạn, rồi tiếp đến có thể gọi tên những vật bạn gặp khi đi siêu thị, đi chơi, hay đi học. Làm điều này thường xuyên, không những giúp bạn trau dồi những từ vựng đã được học, mà còn tích lũy thêm những từ do bạn tự học và tìm hiểu; do đó, một khi cần đến chúng trong giao tiếp, thì bạn sẽ phản xạ nhanh hơn do không mất nhiều thời gian lục lại trí nhớ.

2. Tăng dần độ khó

 Khi bạn cảm thấy tự tin hơn với vốn từ vựng của mình, và quen dần với việc não bộ có thể gọi tên các sự vật bằng tiếng Anh, bạn có thể bắt đầu tăng dần độ phức tạp của tư duy bằng cách tạo ra các cụm từ hoặc câu hoàn chỉnh và miêu tả những gì diễn ra xung quanh mình. Ví dụ, khi đang đói bụng, bạn có thể nghĩ ngay đến một số câu như: ‘I’m hungry; I need something to eat’, ‘I’ve got to go and get something for my stomach’, ‘Maybe I should call my roommate and ask her to buy some foods on the way home’. Bạn có thể nghĩ tới những câu miêu tả hoặc nhận xét trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nếu đang xem tivi, bạn có thể nghĩ ‘This program is so boring’; Hoặc bạn có thể nhận xét trong đầu dáng vẻ và quần áo của người đối diện, như ‘She looks so beautiful today’, hay ‘I don’t think this jacket suits her’. Không có vấn đề gì nếu bạn nghĩ bằng những câu đơn giản hay câu sai ngữ pháp. Bạn luôn luôn có thể làm đi làm lại một câu nhiều lần và tự điều chỉnh mình để hoàn thiện hơn. Điều quan trọng nhất vẫn là thực hành và phát triển thói quen tư duy bằng tiếng Anh.

3. Bước tiếp theo, hãy tập tư duy với những nội dung dài hơn.

 Ví dụ, sau một ngày làm việc và học tập, trước khi đi ngủ hãy nghĩ lại những việc mình làm, những điều mình cảm thấy, những người mình gặp và nói chuyện hôm đó. Hay là tự kể cho mình một câu chuyện xảy ra từ rất lâu nhưng khiến mình có ấn tượng. hoặc cũng có thể tưởng tượng một số tình huống thường gặp trong đời sống, và nghĩ tới những điều mình sẽ nói trong những tình huống đó. Cách này giúp bạn củng cố nhiều từ vựng đã học, đồng thời rèn luyện đa dạng các cấu trúc ngữ pháp hơn.
Để hình thành thói quen tư duy bằng tiếng Anh, các bạn cần phải thoát ra khỏi môi trường dễ chịu và an toàn của việc sử dụng tiếng mẹ đẻ, và biến tiếng Anh thành một phần cuộc sống của mình. Cảm giác ban đầu nhìn chung là khó chịu khi ngay cả việc suy nghĩ cũng phải thực hiện bằng một thứ tiếng không phải là tiếng mẹ đẻ của mình, nhưng một khi vượt qua được cảm giác này, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều!
>> Nguồn: fol.htu.edu

Hình thành thói quen tư duy bằng tiếng Anh.


Làm thế nào để tập tư duy bằng tiếng Anh? Đây không phải là điều tự nhiên đến như một phép màu sau khi bạn học xong một quyển sách dày và bự, hay sau một thời gian miệt mài tích lũy từ vựng và cấu trúc. Trừ khi các bạn đặt nỗ lực thực sự nhằm thay đổi thì sẽ không có gì đặc biệt xảy ra cả. Sau đây sẽ là một vài mẹo hữu ích mà các bạn có thể áp dụng:

Benative chia sẻ với bạn cách hình thành tư duy bằng tiếng Anh

1. Hãy bắt đầu bằng việc nhỏ và đơn giản 

Tự gọi tên trong đầu các đồ vật xung quanh mình bằng tiếng Anh. Các bạn có thể làm điều này bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu vì môi trường xung quanh chính là một kho cung cấp dữ liệu trực quan khổng lồ. Nếu bạn đang nấu ăn trong bếp, hãy quan sát và nghĩ ngay đến các từ như electric cooker, gas stove, knife, frying pan, cooking oil, fish sauce, v.v. Nếu bạn không biết từ ‘cái ấm’ chẳng hạn là gì trong tiếng Anh thì có thể ngay lập tức tra từ điển. Hãy bắt đầu từ những thứ quen thuộc và có sẵn trong nhà bạn, rồi tiếp đến có thể gọi tên những vật bạn gặp khi đi siêu thị, đi chơi, hay đi học. Làm điều này thường xuyên, không những giúp bạn trau dồi những từ vựng đã được học, mà còn tích lũy thêm những từ do bạn tự học và tìm hiểu; do đó, một khi cần đến chúng trong giao tiếp, thì bạn sẽ phản xạ nhanh hơn do không mất nhiều thời gian lục lại trí nhớ.

2. Tăng dần độ khó

 Khi bạn cảm thấy tự tin hơn với vốn từ vựng của mình, và quen dần với việc não bộ có thể gọi tên các sự vật bằng tiếng Anh, bạn có thể bắt đầu tăng dần độ phức tạp của tư duy bằng cách tạo ra các cụm từ hoặc câu hoàn chỉnh và miêu tả những gì diễn ra xung quanh mình. Ví dụ, khi đang đói bụng, bạn có thể nghĩ ngay đến một số câu như: ‘I’m hungry; I need something to eat’, ‘I’ve got to go and get something for my stomach’, ‘Maybe I should call my roommate and ask her to buy some foods on the way home’. Bạn có thể nghĩ tới những câu miêu tả hoặc nhận xét trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nếu đang xem tivi, bạn có thể nghĩ ‘This program is so boring’; Hoặc bạn có thể nhận xét trong đầu dáng vẻ và quần áo của người đối diện, như ‘She looks so beautiful today’, hay ‘I don’t think this jacket suits her’. Không có vấn đề gì nếu bạn nghĩ bằng những câu đơn giản hay câu sai ngữ pháp. Bạn luôn luôn có thể làm đi làm lại một câu nhiều lần và tự điều chỉnh mình để hoàn thiện hơn. Điều quan trọng nhất vẫn là thực hành và phát triển thói quen tư duy bằng tiếng Anh.

3. Bước tiếp theo, hãy tập tư duy với những nội dung dài hơn.

 Ví dụ, sau một ngày làm việc và học tập, trước khi đi ngủ hãy nghĩ lại những việc mình làm, những điều mình cảm thấy, những người mình gặp và nói chuyện hôm đó. Hay là tự kể cho mình một câu chuyện xảy ra từ rất lâu nhưng khiến mình có ấn tượng. hoặc cũng có thể tưởng tượng một số tình huống thường gặp trong đời sống, và nghĩ tới những điều mình sẽ nói trong những tình huống đó. Cách này giúp bạn củng cố nhiều từ vựng đã học, đồng thời rèn luyện đa dạng các cấu trúc ngữ pháp hơn.
Để hình thành thói quen tư duy bằng tiếng Anh, các bạn cần phải thoát ra khỏi môi trường dễ chịu và an toàn của việc sử dụng tiếng mẹ đẻ, và biến tiếng Anh thành một phần cuộc sống của mình. Cảm giác ban đầu nhìn chung là khó chịu khi ngay cả việc suy nghĩ cũng phải thực hiện bằng một thứ tiếng không phải là tiếng mẹ đẻ của mình, nhưng một khi vượt qua được cảm giác này, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều!
>> Nguồn: fol.htu.edu

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018

Đừng bỏ qua mẹo quản lý thời gian học này nếu bạn chưa biết cách.


Nếu bạn cảm thấy bị cuốn trong vòng xoáy giữa việc học  với những việc khác, hãy dừng lại, kiểm tra danh sách việc cần làm và trở lại với những kế hoạch học tập như ví dụ dưới đây.

Nếu bạn luôn thất chưa học được gì đã hết ngày,hãy thử áp dụng ngay những mẹo quản lý thời gian học dưới đây nhé

1. Lập danh sách việc cần làm hàng ngày

Đặt những nhiệm vụ quan trọng nhất lên hàng đầu, ngay cả khi đó là những thứ mà bạn cảm thấy khó khăn và giải quyết chúng trước hết. Vì nhiệm vụ hay chủ đề khó khăn sẽ đòi hỏi nhiều nỗ lực và năng lượng nhất. Một khi bạn đã hoàn thành công việc khó khăn nhất, những phần việc còn lại sẽ trở nên dễ dàng hơn. Điều này sẽ nâng cao hiệu quả của các buổi học nói riêng và kết quả học tập của bạn nói chung.

2. Hãy tranh thủ học nếu có thể

Có rất nhiều thời gian nhàn rỗi giữa các tiết học, trước khi đi học - vì vậy hãy sử dụng những khoảng trống này! Bằng cách đó, bạn sẽ thấy mình có thêm thời gian. Khi ngồi trên tàu hoặc xe buýt hoặc chờ đợi cuộc hẹn - bạn có thể làm được gì đó phục vụ cho việc học của mình.

3. Đừng ngại nói KHÔNG

Những lời mời đi xem phim vào buổi tối nhưng bạn sẽ có một bài kiểm tra sáng hôm sau, đừng ngần ngại nói không. Và thay vào đó, hãy tìm thời gian phù hợp cho cả hai bạn và xem phim vào một dịp khác... Trong những thời điểm khác nhau, hãy xác định rõ những ưu tiên của mình để có lựa chọn chính xác.

4. Tìm thời gian học tập hiệu quả nhất với bạn

Mỗi người có một phương pháp học tập khác nhau, thời gian học cũng vậy, có bạn thích học sáng có bạn thích học đêm. Tìm cho mình khoảng thời gian mà bạn có thể học tập hiệu quả nhất, đây cũng là cách giúp bạn tiết kiệm thời gian mà kết quả học tập vẫn cao.

5. Khi học nói không với điện thoại, facebook


Hãy thiết lập những khoảng thời gian chỉ dành cho việc học và làm bài tập về nhà. Tắt điện thoại và trả lời các cuộc gọi hoặc tin nhắn khi công việc của bạn kết thúc. Nếu trong trường hợp bạn đang đợi một cuộc gọi quan trọng thì có thể để chế độ rung. Không lướt facebook, các trang web (ngoại trừ khi việc đó phục vụ cho môn học).

Điện thoại có thông báo tin nhắn, facebook... trong khi bạn đang cố gắng tập trung có thể dẫn đến việc bạn đọc một chương lịch sử và mãi không bao giờ kết thúc được nó! Chính bởi thế, hãy tắt bỏ điện thoại hoặc để nó vào góc nào đó tránh xa tầm nhìn của bạn, việc học sẽ hiệu quả hơn nhiều.

6. Đừng chần chừ

Nếu bạn cảm thấy đang lãng phí thời gian với những thứ không quan trọng, hãy dừng lại, kiểm tra danh sách việc cần làm và trở lại với những kế hoạch học tập. Có lẽ bạn đang trì hoãn vì bạn cảm thấy khó khăn trong việc giải quyết bài tập hay không biết bắt đầu từ đâu. Nếu đó là vấn đề, hãy chia sẻ với giáo viên hoặc bạn bè, bạn sẽ tìm thấy hướng đi cho cả tá bài vở trước mặt đó!

7. Có một giấc ngủ ngon

Ngủ đủ giấc, tập thể dục, các bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng... là những điều rất quan trọng để có não bộ của bạn hoạt động tốt. Tránh sử dụng các loại cafe quá nhiều, thức quá khuya... những điều này có thể làm suy giảm khả năng hoạt động của não.

Não của bạn cần nghỉ ngơi để thực hiện ở đỉnh điểm của nó. Nếu đã đến lúc ngủ, hãy liệt kê những thứ bạn chưa hoàn thành vào danh sách việc cần làm ngày hôm sau và đi ngủ.

Hy vọng rằng bài viết được Benative Việt Nam chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn biết cách phân bổ thời gian học tiếng Anh của mình hiệu quả nhất.

>> Nguồn: Kênh 14

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2018

Để cầm chắc trong tay 10 từ vựng tiếng Anh mỗi ngày

Tích lũy vốn từ dần dần với 10 từ vựng tiếng Anh mỗi ngày sẽ tạo nên kết quả đáng ngạc nhiên cho bạn đấy. bắt tay vào học ngay với các bí kíp Benative mách bạn sau đây nào!

Học từ vựng tiếng Anh mỗi ngày


1.    Học đọc, viết và phát âm của từ vựng tiếng Anh 

Để học từ vựng tiếng Anh hiệu quả nhất thì các bạn bắt buộc phải học đầy đủ “combo” này. Lỗi sai chúng ta thường gặp phải là chú trọng đọc và viết quá mà lướt qua phần phát âm từ vựng tiếng Anh. Trái lại, bạn hãy chú tâm học phát âm chuẩn của từ ngay từ giai đoạn này, nó sẽ giúp ích cho bạn nắm vững từ vựng để nghe nói đúng từ chứ không chỉ hiểu nghĩa và viết đúng.

2.    Sử dụng các phương pháp học từ vựng hiệu quả
Bạn đang học từ vựng theo phương pháp nào? Hãy đa dạng hóa phương pháp học của mình để bạn không cảm thấy nhàm chán và tăng hiệu quả ghi nhớ từ. 


Học từ vựng qua flashcard là một sự lựa chọn không tồi khi nó gọn nhẹ, tiện lợi để bạn có thể đem theo học mọi lúc, mọi nơi, hữu ích cho việc ôn tập từ. bạn có thể mua các bộ thẻ từ vựng flashcard ở hiệu sách hoặc tự làm bộ thẻ của riêng mình bằng cách cắt những tấm bìa nhỏ, viết từ và nghĩa của từ lên 2 mặt của tấm bìa, thêm vào đó những hình ảnh minh họa và màu sắc bắt mắt để tiếp thu từ vựng tốt hơn.


Một phương pháp khác cũng rất hiệu quả là đưa các từ vựng tiếng Anh vào trong một câu chuyện cười bạn tự sáng tác. Bối cảnh của câu chuyện và tính hài hước của nó sẽ giúp bạn ghi nhớ nghĩa của từ tốt hơn rất nhiều.


Bạn hãy thử nhiều phương pháp học từ vựng để có thể tìm ra phương pháp hiệu quả nhất cho mình. Cũng không nhất thiết phải học theo chỉ một phương pháp cố định mà có thể thỉnh thoảng thay đổi để việc học trở lên thú vị hơn.


>> Xem thêm:  cách học tiếng Anh hiệu quả

3.    Đặt câu với từ vựng tiếng Anh
Đặt câu với từ mới học giúp ghi nhớ từ tốt hơn rất nhiều vì khi đặt câu là bạn đã sử dụng và ghi nhớ từ trong bối cảnh của nó. Vì vậy, cố gắng đặt một vài câu với mỗi từ mới khi học từ vựng. Đây là cách giúp bạn có thể nắm vững 10 từ vựng tiếng Anh mỗi ngày.


4.    Ôn tập từ vựng tiếng Anh theo vòng lặp
Các nhà khoa học đã chứng minh quy tắc ghi nhớ của não bộ, với những gì mới học, bạn nên ôn tập lặp lại theo vòng lặp để đưa nó vào trí nhớ dài hạn, các từ vựng tiếng Anh cũng vậy. Hãy ôn lại chúng khoảng 15 phút sau khi học, 1 tiếng sau khi học, 1 ngày sau khi học, 7 ngày sau khi học và 1 tháng sau khi học. Đây là vòng lặp cơ bản nhất giúp bạn ghi nhớ từ vựng tốt hơn. Ngoài ra, bí quyết là sử dụng từ thường xuyên, kết hợp khi bạn viết, khi bạn nói. Mỗi lần sử dụng sẽ là một lần ôn tập và khắc sâu từ vào trí nhớ.


Học từ vựng tiếng Anh mỗi ngày tốt hơn nhiều việc bạn học cả một đống từ trong chỉ một ngày vì không phải bạn chỉ cần học từ vựng trong 1 ngày là xong mà còn cần ôn tập nó đều đặn nữa. Benative Việt Nam chúc các bạn sẽ đạt được mục tiêu 10 từ vựng tiếng Anh mỗi ngày để sớm có một vốn từ thật phong phú bạn nhé!