This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2018

Lên dây cót tinh thần học tập với 5 thủ thuật đơn giản


Trong quá trình học, nhiều bạn khó tránh khỏi tình trạng chán nản, trì trệ, ỷ lại, không có động lực học tập. Nhưng đừng bỏ cuộc, hãy lấy lại tinh thần với 5 bí quyết dưới đây nhé 

1.Đặt ra mục tiêu học tập rõ ràng

Đặt mục tiêu học tập rõ ràng

 


Mục tiêu giống như kim chỉ nam giúp bạn có một lộ trình và động lực học tập hiệu quả hơn, vì vậy còn chần chừ gì nữa mà không viết ra hết những mục tiêu trong học tập ngay bây giờ.
Gợi ý là bạn có thể chia thành mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, ví dụ như trong ngày hôm nay bạn sẽ giải được bao nhiêu bài tập môn này, ngày mai bạn sẽ giải được bao nhiêu bài môn khác…
Mục tiêu càng cụ thể bao nhiêu thì càng dễ dàng thực hiện bấy nhiêu đấy, hãy chi tiết hóa mục tiêu của mình lên nhé!

2. Tạo hứng thú học tập cho bản thân

tạo hứng thú học tập cho bản thân
Bạn hãy tạm gác những chủ đề về Tết khi gặp mặt bạn bè để tránh tình trạng “nuối tiếc không cần thiết” và chú trọng hơn vào việc bàn luận về việc học, về những bài tập khó mà bạn không biết cách giải, về những mục tiêu và dự định của mỗi bạn cho năm học mới…
Tạo ra những hoạt động thú vị cho ngày trở lại trường cũng là một cách hay. Bạn có thể hẹn bạn bè tổ chức cuộc thi đố vui kiểm tra kiến thức, đọc một quyển sách khoa học thú vị mới xuất bản, thực hiện một thí nghiệm vật lí đơn giản… là những việc bạn có thể dùng để ngày đi học vui hơn.
Nhiều bạn cảm thấy sợ khi trở lại trường học đơn giản vì nghĩ rằng mình sẽ quay về với những hoạt động nhàm chán sau khi đã được vui chơi thoải mái trong dịp lễ dài ngày. Vậy nên việc tự tạo cho mình những hoạt động thú vị ngay những ngày đầu đi học sẽ giúp bạn rất nhiều đấy.

3. Tăng cường vận động

Tăng cường vận động

 

Trong Tết, hầu hết mọi người đều mắc “chứng bệnh” ngủ nhiều, đi chơi về mệt là nằm lăn ra ngủ và tất nhiên, thời gian dành cho việc ngủ cũng tăng lên đáng kể, việc vận động cũng vì thế bị hạn chế. Để thay đổi điều này trong một thời gian ngắn không phải là việc dễ dàng nhưng dần dần mọi thứ lại đâu vào đó thôi, hãy bắt đầu từ ngay bây giờ đi nào!
Đầu tiên hãy chỉnh đốn lại bản thân bằng cách tăng cường vận động, làm các công việc lặt vặt trong nhà để cơ thể thích nghi dần. Việc thường xuyên vận động sẽ giúp bạn có một sức khỏe ổn định và điều quan trọng là, cơ thể sẽ không “ngỡ ngàng” với lịch trình học tập dày đặc của bạn sau Tết.




4. Hãy bắt đầu từ những công việc nhẹ nhàng

Sai lầm của nhiều bạn là sẽ đặt ra thật nhiều công việc cần hoàn thành ngay những ngày đầu đi học một cách đột ngột. Điều đó sẽ dễ làm bạn cảm thấy “đuối” và nản khi không thể hoàn thành được mục tiêu vì tinh thần và thể chất chưa kịp thích nghi với những thay đổi trong và sau Tết. Chính vì vậy, đừng quá lười nhưng cũng đừng siêng đột xuất, hãy “làm nóng” bản thân bằng những mục tiêu nhỏ, bằng những việc nhẹ nhàng mà bạn có hứng thú nhất để cơ thể thích nghi dần.

5. Chủ động trong những giờ học

Chủ động học tập

 

Trong giờ học hãy siêng giơ tay, phát biểu bài. Đầu năm, các thầy cô rất vui vẻ, “hào phóng” cho điểm nên các bạn tận dụng cơ hội này mà kiếm ngay cho mình vài điểm 9, 10 đỏ chói lấy hên đầu năm.

Thế đấy, chỉ với một vài “tuyệt chiêu” nho nhỏ, bạn sẽ giúp cho mình có sự hứng khởi và niềm vui học tập, chúc các bạn thành công

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

Bí quyết sống cân bằng thời hiện đại

Cuộc sống hiện đại đôi khi khiến bạn chẳng còn thời gian mà nhìn lại cuộc hành trình mình đang đi. Nhưng thử bình tâm lại một chút, bạn sẽ nhận thấy rằng, thay vì dồn dập thực hiện nghĩa vụ với cuộc đời này chúng ta hãy lên lịch trình cụ thể cho nó-  hành trình cân bằng cuộc sống của chính mình.

Có thể, bạn đang cân đo đong đếm thời gian của mình cho công việc, gia đình, tình yêu, tiền bạc, sức khỏe. Nhưng cũng đừng quên làm 6 việc dưới đây để quản lý thời gian và cuộc sống của mình tốt hơn nhé.



Bí quyết sống cân bằng thời hiện đại


LÀM NHỮNG VIỆC QUAN TRỌNG TRƯỚC

“Điều gì làm bạn thấy hạnh phúc nhất”? Mỗi sáng mai thức dậy hãy đặt cho mình câu hỏi này, chắc chắn bạn sẽ biết phải làm gì trước tiên?

Nếu hạnh phúc của bạn bây giờ là gia đình và con cái hãy dành việc chăm sóc cho họ. Nếu công việc bây giờ là đam mê duy nhất của bạn khi chưa vướng bận gia đình hãy dành sự sáng tạo và thời gian cho nó.

Nếu bạn có một cuộc hẹn sau 6 giờ tối, và một plan cho dự án cuối tuần. Hãy bước chân đến nhà hàng và gặp người có thể là bạn đời của bạn sau này, có thể cô nàng sẽ cho bạn một ý tưởng.

ĐỪNG CHI TIỀN CHO NHỮNG THỨ NGOÀI TẦM KIỂM SOÁT

Thu nhập hàng tháng của bạn chưa cho phép để mua một chiếc Camry hàng tỉ, hãy thử sức với một chiếc Hyundai Grand, quan trọng là khi vợ con bạn ngồi trên đó, bạn có thể vô tư cười đùa trong chuyến du lịch của mình mà không phải đắn đo đến lãi ngân hàng hàng tháng.

Đừng dành thời gian cho những thứ vô bổ, bởi cám dỗ ngày càng nhiều, mà nguồn lực của bạn thì có hạn.

SỐNG CÂN BẰNG LÀ CÁCH BIẾT TỪ CHỐI THỨ KHÁC

SỐNG CÂN BẰNG LÀ CÁCH BIẾT TỪ CHỐI THỨ KHÁC

Bạn hoàn toàn có khả năng thu xếp các khía cạnh của cuộc sống một cách hoàn hảo, bởi không bỗng dưng bạn đạt được vị trí như bây giờ. Bạn đang tự tạo áp lực cho chính bản thân mình bằng ham muốn có cái này và chẳng dám từ bỏ cái khác.

Đấy là sự tham vọng ích kỉ, chứ không phải hoài bão cuộc đời. Bạn phải biết cái gì mới là phù hợp nhất với bạn, phải biết phát huy thế mạnh của mình bằng cách từ chối những thứ không liên quan. Cuộc sống sẽ nhẹ nhõm hơn rất nhiều đấy.



>> Xem thêm: Kỹ năng cuộc sống cần thiết cho cuộc sống hiện đại


ĐỪNG QUAN TÂM NGƯỜI KHÁC NGHĨ GÌ VỀ MÌNH

Có quá nhiều người đang phải gồng mình lên để sống cho vừa lòng người khác, mà đôi khi bỏ quên cả chính kiến của chính mình. Họ đâu có sống thay cho cuộc đời của bạn, họ đâu thể gánh vác và chia sẻ với bạn những lúc nguy nan. Hãy sống theo con tim mách bảo, hãy cứ ngông theo cách của riêng bạn, phải biết tự quyết định, tự phân biệt đúng sai.

Bạn mới là người đưa ra quyết định cho cuộc sống của bản thân, nếu mỗi ngày bạn phải lắng nghe và suy nghĩ về lời nói của người khác liệu rằng bạn phải phân mình ra bao nhiêu lần để chiều lòng tất cả họ. Nếu không muốn bản thân mệt mỏi tốt nhất đừng nên lao vào những lời đề nghị không mấy thiện chí đó.

Kiểm soát được chính kiến sống của bản thân sẽ giúp bạn lấy lại cân bằng tâm thái bên trong.

HÃY HỌC CÁCH THA THỨ

Học cách tha thứ

Bạn có cảm thấy mệt mỏi khi phải nuôi trong mình nỗi thù hận. Nếu lỡ có một người bạn nào đó trót bội bạc lòng tin của bạn, hãy đừng vội trách họ, ai trong cuộc sống này đến cũng là để cho chúng ta một bài học, một kinh nghiệm sống. Ai cũng có thể sai lầm, không ai là hoàn hảo, có thể vào hoàn cảnh như thế mình cũng sẽ mắc sai lầm như vậy.

Cũng bởi vì lẽ đó, chúng ta có thêm nhiều cách ứng xử với cuộc đời. Hãy buông bỏ cái tôi, và học cách tha thứ, tâm tịnh ắt đời thư thái. Tha thứ không chỉ là biết nghĩ cho người khác mà đó còn là mở lối cho chính mình.

ĐỪNG QUAN TRỌNG HÓA MỌI VẤN ĐỀ

Đừng quan trọng hóa vấn đề không có nghĩa là bạn làm qua loa mọi việc, chỉ là bạn hãy nhìn nhận một sự việc một cách đơn giản đi.

Thực tế ai cũng giống nhau, đều có những mỗi lo lắng trong cuộc sống hàng ngày. Bắt tay vào việc hãy lên kế hoạch, triển khai từng bước, tận dụng mọi ưu thế tối đa. Đừng nghĩ rằng nó quá khó, mình không thể, người khác sẽ không thích… bạn đang làm nghiêm trọng hóa vấn đề lên và nó càng khó giải quyết đấy.

DÀNH CHO MÌNH KHÔNG GIAN RIÊNG

Đó là khi ta cần phải nghỉ ngơi, nhìn sâu bên trong bản thân mình và tìm cho mình một không gian riêng. Đừng nhồi nhét thêm bất cứ rắc rối nào ở không gian này nữa vì nó là không gian để nhìn lại mình, để sắp xếp lại tất cả mọi thứ, để trau dồi và rút kinh nghiệm bản thân, và là nơi để yêu thương người khác.

Như vậy, bạn mới tìm thấy sự cân bằng của cuộc sống. Hãy vẽ tâm hồn bạn thành một bức tranh thiên đường, mà nhìn vào đó ai cũng có thể thấy mình cần phải đẹp lên.


>> Nguồn: phamngocanh

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2018

Kỹ năng cuộc sống cần thiết cho cuộc sống hiện đại


Cuộc sống phức tạp hơn những gì ta nghĩ. Chúng ta luôn tìm cách khẳng định mình trong xã hội và khám phá bản thân..luôn khao khát vươn tới thành công. Chúng ta không ngừng học hỏi và tích lũy kiến thức. Nhưng những thứ cần tích lũy để thành công là gì ? Bao nhiêu cho đủ ? Mỗi người chúng ta đều có những quan điểm khác nhau, không ai giống ai. 

Nhiều người cho rằng: “ Để thành công, những kiến thức chuyên nghành, tiếng anh, tin học, điểm số cao, bằng cấp là yếu tố quyết định. Vì thế, khi ngồi trên ghế giảng đường, họ chỉ tập trung nhiều vào học…học…và học. Một số khác lại nói rằng: “ Đại học cần khám phá và tìm hiểu tiềm năng, năng lực thực sự của bản thân là gì ? Cần cố gắng học hỏi, trau dồi và thực hành những kỹ năng quan trọng của cuộc sống như: Khám phá năng lực bản thân; Tư duy sáng tạo; Xác định mục tiêu, lập kế hoạch và quản lý thời gian; Kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm..; Kỹ năng giải quyết Stress, thư giãn, vượt qua khủng hoảng; Kỹ năng trong tình yêu và những kinh nghiệm trong cuộc sống…! Hãy đi tìm câu trả lời cho chính mình!

Kỹ năng sống cần thiết cho cuộc sống hiện đại

Kỹ năng là gì?


Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng..để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống.

Để giải thích nguồn gốc hình thành kỹ năng, có lẽ không có cơ sở lý thuyết nào tốt hơn 2 lý thuyết về: Phản xạ có điều kiện ( được hình thành trong thực tế cuộc sống cá nhân) và Phản xạ không điều kiện ( là những phản xạ tự nhiên mà cá nhân sinh ra đã sẵn có). Trong đó, kỹ năng của cá nhân gần như thuộc về cái gọi là phản xạ có điều kiện, nghĩa là kỹ năng được hình thành từ khi một cá nhân sinh ra, trưởng thành và tham gia hoạt động thực tế cuộc sống. Ví dụ: Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng làm việc nhóm…


Có những loại kỹ năng nào?


Người ta phân kỹ năng thành hai loại cơ bản là: Kỹ năng cứng và Kỹ năng mềm. Kỹ năng cứng là kỹ năng mà chúng ta có được do được đào tạo từ nhà trường hoặc tự học, đây là kỹ năng có tính nền tảng. Kỹ năng mềm là loại kỹ năng mà chúng ta có được từ hoạt động thực tế cuộc sống hoặc thực tế nghề nghiệp. Kỹ năng mềm là loại kỹ năng vô cùng phong phú và quan trọng. Để thành công trong cuộc sống, chúng ta cần có hai loại kỹ năng cứng và kỹ năng mềm..cần phải vận dụng linh hoạt và phù hợp hai loại kỹ năng cơ bản này trong cuộc sống và công việc. Hiện nay, nhiều ý kiến khoa học cho rằng: Kỹ năng mềm quyết định 75% sự thành đạt.

Kỹ năng mềm là gì?

Kỹ năng mềm


Kỹ năng “mềm” (soft skills) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: Khám phá năng lực bản thân; Tư duy sáng tạo; Xác định mục tiêu, lập kế hoạch và quản lý thời gian; Kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm..; Kỹ năng giải quyết Stress, thư giãn, vượt qua khủng hoảng; Kỹ năng trong tình yêu và những kinh nghiệm trong cuộc sống..là những thứ thường không được học trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Chúng quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.

Kỹ năng “mềm” liên quan tới tập hợp các đặc tính con người, thái độ xã hội, thói quen cá nhân, tính thân thiện, sự lạc quan, sử dụng ngôn ngữ.. mà dựa vào đó con người được đánh giá theo nhiều mức độ khác nhau.

Kỹ năng mềm thiên khá nhiều về yếu tố bẩm sinh, tuy nhiên phần lớn con người nếu chịu khó rèn luyện thì vẫn có thể nâng cao đáng kể kỹ năng của bản thân. Điều này thực sự cần thiết, bởi vì kỹ năng mềm là một trong những yếu tố quan trọng nhất đưa bạn đến thành công.

Kỹ năng cứng?

Kỹ năng cứng


Kỹ năng “cứng” (hard skills) ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch, khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. Bạn nghĩ rằng người ta sẽ rất ấn tượng với hàng loạt các bằng cấp của bạn, một số lượng lớn các kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao. Nhưng chỉ những điều đó thôi có thể không đủ để giúp bạn thăng tiến trong công việc. Bởi bên cạnh đó, bạn còn cần phải có cả những kỹ năng “mềm” vì thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai loại kỹ năng này.

Kỹ năng cứng tạo tiền đề, và kỹ năng mềm tạo nên sự phát triển. Chính vì trong giáo dục của Việt Nam không coi trọng vào đào tạo kỹ năng mềm nên các bạn SV khi ra trường thường thiếu kinh nghiệm làm việc, cách giao tiếp, ứng xử và tác phong chuyên nghiệp.

Có những bạn năng động, tự tìm kiếm các cơ hội để học tập trau dồi các kĩ năng mềm cho bản thân, nhưng cũng có những bạn vì không biết tầm quan trọng của kĩ năng mềm nên chỉ nghĩ rằng học giỏi là đủ và chắc chắn cho một tấm vé khi vào đời. Bạn học giỏi chuyên môn, nhưng chưa chắc bạn có thể uyển chuyển trong các công việc, đó là bạn đã thiếu kĩ năng mềm. Bạn học không giỏi, nhưng bạn có thể làm được ra kết quả dù công việc có thay đổi sao đi nữa, đó là bạn có kĩ năng mềm.

Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị.

Hãy nhớ rằng, xã hội này là một xã hội thay đổi, cần sự uyển chuyển chứ không cần sự cứng nhắc. Và một điều nữa, tuỳ ngành nghề mà độ cân bằng giữa kỹ năng cứng và mềm có sự chênh lệch. Nếu như các ngành nghề thiên về xã hội thì cần nhiều về kĩ năng mềm hơn, trong khi các ngành nghề kỹ thuật cần nhiều kĩ năng cứng hơn. Nhưng để phát triển được nghề nghiệp của mình, thì không thể có sự chênh lệch quá lớn giữa cứng và mềm.

Làm thế nào để có kỹ năng?

Làm thế nào để có kỹ năng


Bản thân chúng ta sinh ra chưa có kỹ năng về một khía cạnh cụ thể nào ( trừ kỹ năng bẩm sinh), nhất là những kỹ năng trong cuộc sống. Đa số kỹ năng mà chúng ta có được và hữu ích với cuộc sống của chúng ta là xuất phát từ việc chúng ta được đào tạo. Và nền tảng của sự thành công trong cuộc sống là do 98% do được đào tạo và tự đào tạo rèn luyện kỹ năng, chỉ có 2% là kỹ năng bẩm sinh tham gia vào sự thành công của chúng ta.. Tất cả đều phải rèn luyện và nỗ lực không ngừng.

9 kỹ năng “mềm” cơ bản (Theo Sean Hawitt – Chuyên gia tư vấn nghề nghiệp ):

1. Có ý chí chiến thắng, có quan điểm lạc quan


Bạn có lạc quan, vui vẻ không? Bạn sẽ tạo được niềm sự thích thú và say mê công việc đó chứ?

– Tất cả chúng ta đã từng nghe lời khuyên hãy nhìn cốc nước còn đầy một nửa tốt hơn là nhìn nó đã vơi đi một nửa. Ở nơi làm việc, cách nghĩ lạc quan này có thể giúp bạn phát triển trên một chặng đường dài. Tất cả mọi cái nhìn lạc quan đều dẫn đến một thái độ lạc quan và có thể là một vốn quý trong môi trường làm việc, đánh bại thái độ yếm thế và bi quan.

– Chìa khóa để có một thái độ lạc quan là bạn giải quyết một sự trở ngại hay thách thức như thế nào khi gặp phải. Ví dụ, thay vì than phiền về khối lượng công việc gây stress, hãy nghĩ về nó như một cơ hội để thể hiện khả năng làm việc tích cực và hiệu quả của bạn.


2. Có tinh thần đồng đội, hòa đồng với tập thể


Có tinh thần đồng đội, hòa đồng với tập thể


Bạn có khả năng làm việc tốt theo nhóm? Bạn đóng góp tích cực và đôi khi như kiêm vai trò là người lãnh đạo?

– Các nhà tuyển dụng rất thích những nhân viên thể hiện được khả năng làm việc tốt trong tập thể. Hòa đồng với tập thể không chỉ có nghĩa là có tính cộng tác mà còn thể hiện được khả năng lãnh đạo tốt khi có thời điểm thích hợp.

– Có thể tới một lúc nào đó, sự xung đột xuất hiện trong tập thể của bạn, hãy tỏ ra chủ động dàn xếp. Khi bạn thấy tập thể của mình đang bị sa lầy trong một dự án, hãy cố gắng xoay chuyển tình thế, đưa cách giải quyết theo một hướng khác. Và bạn làm gì nếu bình thường bạn không làm việc trong một nhóm? Hãy cố gắng tỏ ra sẵn sàng hợp tác trong công việc và thiết lập nên các mối quan hệ công việc với mọi đồng nghiệp nếu có thể. Học cách nói những điều bạn nghĩ như thế nào và thể hiện bằng ngôn ngữ cử chỉ ra sao.

3. Giao tiếp hiệu quả


Bạn có phải là người vừa biết nói chuyện, vừa biết lắng nghe? Bạn có thể chia sẻ những tình huống trong công việc và yêu cầu của mình với các đồng nghiệp, khách hàng… một cách tích cực và xây dựng.

– Kỹ năng giao tiếp tốt là một thế mạnh đối với bất cứ ai trong công việc. Giao tiếp là phương tiện cho phép bạn xây dựng cầu nối với đồng nghiệp, thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của bạn và bày tỏ được nhu cầu của bạn.

– Nhiều điều nhỏ nhặt bạn đã từng thực hiện hàng ngày – có thể có những điều bạn không từng nghĩ đến lại có một sự ảnh hưởng rất lớn tới kỹ năng giao tiếp của bạn. Sau đây là những điều bạn nên lưu ý khi giao tiếp với những người khác:

Nhìn thẳng vào mắt người đối diện.
Đừng tỏ ra bồn chồn.
Tránh những chuyển động cơ thể khiến bạn bị tách ra khỏi họ.
Đừng nói chuyện chỉ để nói, hãy tập trung vào một vấn đề.
Phát âm một cách chính xác.
Sử dụng ngữ pháp chuẩn thông thường.

– Nói chung, bạn nên để ý tới cách sử dụng từ ngữ của mình để tạo ấn tượng với người đối thoại. Cũng đừng quên rằng một trong những kỹ năng giao tiếp là biết lắng nghe.

4. Tự tin:

Tự tin


Bạn có thực sự tin rằng mình có thể làm được công việc này? Bạn có thể hiện thái độ bình tĩnh và tạo sự tự tin cho người khác? Bạn có khuyến khích được mọi người đặt các câu hỏi cần thiết để đóng góp ý kiến xây dựng?

– Trong hầu hết các trường hợp, khi bạn muốn gây ấn tượng với một ai đó, sự tự tin là một thái độ rất hiệu quả. Trong khi sự khiêm nhường khi bạn nhận được lời tán dương là rất quan trọng thì sự thừa nhận thế mạnh của mình cũng quan trọng không kém. Hãy tin chắc rằng bạn có sự nhận biết và kỹ năng để có thể bày tỏ được sự tự tin của mình.

5. Mài dũa kỹ năng sáng tạo


Bạn có thể thích nghi được với những tình huống và những thách thức mới? Bạn có sẵn sàng đón nhận những thay đổi và đưa ra những ý tưởng mới?

– Tính sáng tạo và lối suy nghĩ thông minh được đánh giá cao ở bất cứ công việc nào. Thậm chí công việc mang tính kỹ thuật nhất cũng đòi hỏi khả năng suy nghĩ thoát ra khỏi khuôn khổ. Vì vậy đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của việc giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo.

-Bạn có thể đang phải làm một công việc chán ngắt, buồn tẻ, hãy cố gắng khắc phục nó theo cách hiệu quả hơn. Khi một vấn đề khiến người ta phải miễn cưỡng bắt tay vào làm, hãy nghĩ ra một giải pháp sáng tạo hơn. Nếu không được, ít ra bạn đã từng thử nó.

6. Chấp nhận và học hỏi từ những lời phê bình

Chấp nhận và học hỏi từ những lời phê bình


Bạn có thể biến những lời phê bình thành những kinh nghiệm và bài học cho bản thân? Bạn có thể học hỏi và tự phát triển để trở thành một người chuyên nghiệp?

– Đây là một trong những kỹ năng mang tính thử thách nhất, và cũng chính là kỹ năng gây ấn tượng nhất đối với người tuyển dụng. Khả năng ứng xử trước lời phê bình phản ánh rất nhiều về thái độ sẵn sàng cải thiện của bạn. Đồng thời có khả năng đánh giá, nhận xét mang tính xây dựng đối với công việc của những người khác cũng mang ý nghĩa quan trọng không kém. Hãy nhận thức xem bạn thủ thế như thế nào khi phản ứng trước những lời nhận xét tiêu cực. Đừng bao giờ ném đá vào những lời phê bình mang tính xây dựng mà không nhận thấy rằng ít nhất nó cũng có ích một phần. Khi bạn đưa ra lời nhận xét với người khác, hãy thể hiện sao cho thật khéo léo và chân thành. Cố gắng dự đoán trước phản ứng của người nghe dựa vào tính cách của họ để có cách nói phù hợp nhất.


7. Thúc đẩy bản thân và dẫn dắt người khác


– Một điều rất quan trọng đối với nhà tuyển dụng là làm sao để biết được bạn có là người năng động và hay đề ra các sáng kiến hay không? Điều này có nghĩa là bạn liên tục tìm ra những giải pháp mới cho công việc của mình khiến cho nó hấp dẫn hơn thậm chí đối với cả những công việc mang tính lặp đi lặp lại.

– Sự sáng tạo có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy, nó khiến bạn đủ dũng cảm để theo đuổi một ý tưởng vốn bị mắc kẹt trong suy nghĩ và cuối cùng là bạn vượt qua được nó. Dẫn dắt những người khác theo cùng một hướng để đạt một mục đích chung, và người lãnh đạo giỏi là người có thể lãnh đạo được người khác bằng chính tấm gương của mình.

8. Đa nhiệm vụ và xác định trước những việc cần làm

Đa nhiệm vụ và xác định trước những việc cần làm


Bạn năng động và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề chắc chắn sẽ nảy sinh trong quá trình làm việc? Bạn sẽ đảm nhận giải quyết công việc hay “nhường phần” cho người khác?

– Ở công sở ngày nay, một nhân viên tốt là một nhân viên có khả năng kiêm nhiệm thêm một số công việc khác, hay nhiều dự án cùng một lúc. Liệu bạn có thể theo dõi được tiến trình của các dự án khác nhau hay không? Bạn có biết lựa chọn để ưu tiên những việc quan trọng nhất không? Nếu có thể, bạn được gọi là người đa năng.

– Đừng than phiền rằng bạn phải làm thêm các công việc khác. Hãy thể hiện khả năng đa kỹ năng của bạn. Chắc chắn cái bạn nhận lại sẽ là rất lớn như kinh nghiệm hay các mối quan hệ mới.


9. Có cái nhìn tổng quan


– Có cái nhìn tổng quan về công việc có nghĩa là có khả năng xác định được các yếu tố dẫn tới thành công. Điều này cũng có nghĩa là nhận ra các nguy cơ tiềm ẩn và thời điểm nó xảy ra. Ví dụ như bạn làm việc trong lĩnh vực quảng cáo và phải xây dựng một chiến dịch để quảng cáo cho một nhãn hiệu xà bông. Nếu nhìn một cách tổng thể, bạn có thể nhận thấy rằng mục đích không chỉ là bán được hàng, mà còn làm thỏa mãn và thuyết phục khách hàng về chất lượng sản phẩm. Thêm vào đó, bạn còn phải tạo thêm giá trị cho công ty của bạn bằng cách chứng minh rằng tính sáng tạo độc nhất chỉ bạn mới có thể tạo ra.


Giáo dục của chúng ta ngày nay tập trung nhiều vào giảng dạy văn hóa, dạy logic, suy luận…mà bỏ qua những khía cạnh hoạt động tinh thần ( cảm xúc, tình cảm ), bỏ qua giáo dục cho mọi người một nền tảng sâu hơn về giá trị sống và kỹ năng sống. Giáo dục về giá trị sống? Để chúng ta biết thế nào là tôn trọng, yêu thương chính bản thân mình và những người khác. Ý thức được giá trị cốt lõi này, chúng ta sẽ trang bị nhận thức và bản lĩnh tốt hơn. Giáo dục về kỹ năng sống? Chúng ta sẽ có bản lĩnh, tự tin, chấp nhận và đương đầu với những khó khăn, thử thách, bão tố cuộc đời.

Nhiều người nghĩ rằng giá trị sống, kỹ năng sống là những điều rất căn bản mà ai cũng biết, chẳng hạn: Phải biết hòa đồng với tập thể, biết lắng nghe, biết giao tiếp, biết ra quyết định… Nhưng họ đã lầm, mấy ai quan tâm tới tầm quan trọng của những kỹ năng này, giữa biết và áp dụng chúng là hai chuyện khác nhau. Trên thực tế, ta có miệng không có nghĩa là ta nói được ngay, ta có tay không có nghĩa là biết viết. Tất cả đều phải rèn luyện và nỗ lực không ngừng!
Sưu tầm và tổng hợp: kynangsong.tk

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

5 bài tập sáng tạo giúp bạn luyện viết tiếng Anh "mượt" hơn


Bạn cho rằng thật khó để “tăng level” cho kỹ năng viết tiếng Anh? 5 bài tập sáng tạo này sẽ giúp bạn luyện viết hiệu quả và hào hứng hơn!


Luyện viết tiếng Anh hiệu quả

1. Trở thành người viết truyện ngắn

Cách chơi: tận dụng “vocabulary list” (danh sách từ vựng) bạn đang có để viết một câu chuyện, cố sử dụng càng nhiều từ trong danh sách càng tốt (tối thiểu 10-20 từ tùy vào độ dài ngắn của câu chuyện. Bạn có thể nâng dần giới hạn này lên khi đã “tăng level”). Bạn có thể dùng một danh sách bất kỳ, hoặc một danh sách theo chủ đề nhất định.
Tác dụng: bài tập này giúp bạn hiểu và nhớ từ vựng lâu hơn. Lí do là vì:
Đặt câu với từ khiến bạn chắc rằng mình đã hiểu đúng cách dùng từ đó.
Nhớ từ theo ngữ cảnh thì bao giờ cũng dễ hơn nhớ một danh sách từ không có mối liên kết nào. Ngữ cảnh càng…nhảm (thậm chí có chút “bậy”) thì bạn càng nhớ từ vựng lâu hơn!
Hoạt động viết kích hoạt não bộ ghi nhớ từ vựng lâu bền hơn.
Khi viết xong câu chuyện, đừng quên chia sẻ với bạn bè trên mạng xã hội và khuyến khích họ “bắt lỗi” bạn. Đây có thể là phần thú vị nhất của bài tập này đấy!

2.Tóm tắt theo công thức

Cách chơi: tóm tắt bộ phim/quyển sách bạn thích theo công thức dưới đây:
“[Somebody] wanted…but…so…”
Ví dụ: “Tấm wanted to take part in the royal party, but her step mother destroyed all her chances to go, so she burst into tears, got helped by Buddha, and finally became the queen…” (tóm tắt phần đầu chuyện Tấm Cám)

Luyện viết tiếng Anh


Trong đó:
[somebody]: nhân vật chính của câu chuyện.
Wanted: động cơ của nhân vật chính là gì? (anh ta/cô ta muốn thực hiện điều gì?)
But: chướng ngại nào cản trở nhân vật chính thực hiện điều mình muốn?
So: nhân vật chính đã làm gì để vượt qua trở ngại đó?
Bạn có thể thêm vào công thức nêu trên phần “then” (điều xảy ra sau khi nhân vật chính vượt qua chướng ngại vật)
Ví dụ: England’s Prince Albert wanted to communicate effectively but he had a speech impediment, so his wife Elizabeth hired Lionel Logue, an Australian actor and speech therapist, to help him overcome his stammer. Then an extraordinary friendship developed between the two men, and Logue successfully taught the monarch how to speak with confidence. (tóm tắt phim The King’s Speech)
Khó mà giải thích một câu chuyện dài chỉ bằng một câu ngắn gọn, nhưng điều tuyệt vời chính nằm ở đây: bạn sẽ học được cách giải thích một ý tưởng phức tạp chỉ bằng một (hoặc một số) câu đơn giản! Khi đã quen, bạn sẽ dễ dàng giải thích được bất cứ điều gì một cách ngắn gọn và chính xác nhất, ví dụ như khi bạn cần viết email để thông báo về một sự kiện chẳng hạn – bạn chắc chắn sẽ biết được đâu là những thông tin quan trọng nhất cần đề cập.

3.  “Devil’s advocate” (Thầy cãi của quỷ dữ)



Cách chơi: viết về niềm tin của bạn theo góc nhìn đối lập. Ví dụ, bạn TIN rằng mọi người cần học tiếng Anh để có công việc tốt, vậy thì hãy viết ra những lý do vì sao mọi người KHÔNG CẦN học tiếng Anh.
Trong tiếng Anh, bài tập này được gọi là “devil’s advocate” – bạn sẽ trở thành “thầy cãi” cho điều bạn không tin tưởng, để nhìn nhận điều đó dưới một góc độ khác.
Tác dụng: bên cạnh việc luyện kỹ năng viết, bài tập này còn giúp bạn rèn thêm một kỹ năng sống là sự cảm thông – khả năng đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu lý do vì sao họ suy nghĩ và cảm nhận khác bạn.
Tất nhiên, bài tập này cũng rất tuyệt vời để học những cách diễn đạt ý kiến bằng tiếng Anh. Nó bắt bạn phải dùng những từ mà bạn không thường dùng vì bạn đang viết từ “phía bên kia niềm tin cố hữu” của mình. Chắc hẳn bạn sẽ khám phá thêm nhiều điều mới mẻ về bản thân với bài tập này!



4. “Nấu lẩu” Idioms

Luyện viết tiếng Anh

 

Một “idiom” (thành ngữ) là một câu nói có ý nghĩa khác với ý nghĩa của từng từ riêng lẻ tạo nên nó (ví dụ: “Easy does it!” có nghĩa là “làm chậm lại, làm cho cẩn thận vào!”).
Cách chơi: hãy viết một câu chuyện có dùng càng nhiều idiom càng tốt, tất nhiên đó phải là một câu chuyện có nghĩa!
Tác dụng: học idiom chính là cách xây dựng vốn từ thông minh nhất, giúp bạn chắc rằng khi nghe một người bản ngữ nói chuyện, bạn có thể hiểu chính xác ý họ là gì.

5. “How To Breathe”

Cách chơi: hãy viết hướng dẫn cho những việc vô cùng hiển nhiên và đơn giản, như “how to breathe” (làm thế nào để thở) chẳng hạn! Hãy chọn những việc bạn làm mỗi ngày mà không cần tư duy, ví dụ như cách buộc dây giày, cách lập một danh sách từ vựng tiếng Anh, v.v… Ngôn ngữ cho dạng bài này cần rõ ràng, mạch lạc, và cần nêu rõ các bước thực hiện (step 1, step 2, v.v…).

Tác dụng: viết bài hướng dẫn giúp bạn tổ chức suy nghĩ và hành văn của mình có lớp lang, trình tự hơn. Bạn còn luyện được cách dùng nhiều từ phổ biến nhưng lại không thường được chú ý thông qua bài tập này.
Nguồn: Wallstreet