Bạn cho rằng thật khó để “tăng level” cho kỹ năng viết tiếng
Anh? 5 bài tập sáng tạo này sẽ giúp bạn luyện viết hiệu quả và hào hứng hơn!
1. Trở thành người viết truyện ngắn
Cách chơi: tận dụng “vocabulary list” (danh sách từ vựng) bạn
đang có để viết một câu chuyện, cố sử dụng càng nhiều từ trong danh sách càng tốt
(tối thiểu 10-20 từ tùy vào độ dài ngắn của câu chuyện. Bạn có thể nâng dần giới
hạn này lên khi đã “tăng level”). Bạn có thể dùng một danh sách bất kỳ, hoặc một
danh sách theo chủ đề nhất định.
Tác dụng: bài tập này giúp bạn hiểu và nhớ từ vựng lâu hơn.
Lí do là vì:
Đặt câu với từ khiến bạn chắc rằng mình đã hiểu đúng cách
dùng từ đó.
Nhớ từ theo ngữ cảnh thì bao giờ cũng dễ hơn nhớ một danh
sách từ không có mối liên kết nào. Ngữ cảnh càng…nhảm (thậm chí có chút “bậy”)
thì bạn càng nhớ từ vựng lâu hơn!
Hoạt động viết kích hoạt não bộ ghi nhớ từ vựng lâu bền hơn.
Khi viết xong câu chuyện, đừng quên chia sẻ với bạn bè trên
mạng xã hội và khuyến khích họ “bắt lỗi” bạn. Đây có thể là phần thú vị nhất của
bài tập này đấy!
2.Tóm tắt theo công thức
Cách chơi: tóm tắt bộ phim/quyển sách bạn thích theo công thức
dưới đây:
“[Somebody] wanted…but…so…”
Ví dụ: “Tấm wanted to take part in the royal party, but her
step mother destroyed all her chances to go, so she burst into tears, got
helped by Buddha, and finally became the queen…” (tóm tắt phần đầu chuyện Tấm
Cám)
Trong đó:
[somebody]: nhân vật chính của câu chuyện.
Wanted: động cơ của nhân vật chính là gì? (anh ta/cô ta muốn
thực hiện điều gì?)
But: chướng ngại nào cản trở nhân vật chính thực hiện điều
mình muốn?
So: nhân vật chính đã làm gì để vượt qua trở ngại đó?
Bạn có thể thêm vào công thức nêu trên phần “then” (điều xảy
ra sau khi nhân vật chính vượt qua chướng ngại vật)
Ví dụ: England’s Prince Albert wanted to communicate
effectively but he had a speech impediment, so his wife Elizabeth hired Lionel
Logue, an Australian actor and speech therapist, to help him overcome his
stammer. Then an extraordinary friendship developed between the two men, and
Logue successfully taught the monarch how to speak with confidence. (tóm tắt
phim The King’s Speech)
Khó mà giải thích một câu chuyện dài chỉ bằng một câu ngắn gọn,
nhưng điều tuyệt vời chính nằm ở đây: bạn sẽ học được cách giải thích một ý tưởng
phức tạp chỉ bằng một (hoặc một số) câu đơn giản! Khi đã quen, bạn sẽ dễ dàng
giải thích được bất cứ điều gì một cách ngắn gọn và chính xác nhất, ví dụ như
khi bạn cần viết email để thông báo về một sự kiện chẳng hạn – bạn chắc chắn sẽ
biết được đâu là những thông tin quan trọng nhất cần đề cập.
3. “Devil’s advocate” (Thầy cãi của quỷ dữ)
Cách chơi: viết về niềm tin của bạn theo góc nhìn đối lập.
Ví dụ, bạn TIN rằng mọi người cần học tiếng Anh để có công việc tốt, vậy thì
hãy viết ra những lý do vì sao mọi người KHÔNG CẦN học tiếng Anh.
Trong tiếng Anh, bài tập này được gọi là “devil’s advocate”
– bạn sẽ trở thành “thầy cãi” cho điều bạn không tin tưởng, để nhìn nhận điều
đó dưới một góc độ khác.
Tác dụng: bên cạnh việc luyện kỹ năng viết, bài tập này còn
giúp bạn rèn thêm một kỹ năng sống là sự cảm thông – khả năng đặt mình vào vị
trí của người khác để hiểu lý do vì sao họ suy nghĩ và cảm nhận khác bạn.
Tất nhiên, bài tập này cũng rất tuyệt vời để học những cách
diễn đạt ý kiến bằng tiếng Anh. Nó bắt bạn phải dùng những từ mà bạn không thường
dùng vì bạn đang viết từ “phía bên kia niềm tin cố hữu” của mình. Chắc hẳn bạn
sẽ khám phá thêm nhiều điều mới mẻ về bản thân với bài tập này!
4. “Nấu lẩu” Idioms
Một “idiom” (thành ngữ) là một câu nói có ý nghĩa khác với ý
nghĩa của từng từ riêng lẻ tạo nên nó (ví dụ: “Easy does it!” có nghĩa là “làm
chậm lại, làm cho cẩn thận vào!”).
Cách chơi: hãy viết một câu chuyện có dùng càng nhiều idiom
càng tốt, tất nhiên đó phải là một câu chuyện có nghĩa!
Tác dụng: học idiom chính là cách xây dựng vốn từ thông minh
nhất, giúp bạn chắc rằng khi nghe một người bản ngữ nói chuyện, bạn có thể hiểu
chính xác ý họ là gì.
5. “How To Breathe”
Cách chơi: hãy viết hướng dẫn cho những việc vô cùng hiển
nhiên và đơn giản, như “how to breathe” (làm thế nào để thở) chẳng hạn! Hãy chọn
những việc bạn làm mỗi ngày mà không cần tư duy, ví dụ như cách buộc dây giày,
cách lập một danh sách từ vựng tiếng Anh, v.v… Ngôn ngữ cho dạng bài này cần rõ
ràng, mạch lạc, và cần nêu rõ các bước thực hiện (step 1, step 2, v.v…).
Tác dụng: viết bài hướng dẫn giúp bạn tổ chức suy nghĩ và
hành văn của mình có lớp lang, trình tự hơn. Bạn còn luyện được cách dùng nhiều
từ phổ biến nhưng lại không thường được chú ý thông qua bài tập này.
Nguồn: Wallstreet
0 nhận xét:
Đăng nhận xét