Dưới đây là những mẹo nhỏ gỡ rối cho bạn khi gặp phải những
câu hỏi hóc búa tương tự.
Điều gì khiến chúng tôi nên tuyển dụng bạn?
Câu hỏi này thường bị “soi mói” nhiều nhất do ứng viên không
chuẩn bị trước. Điều này là bởi các ứng viên thường không thử đặt mình vào vị
trí công việc mới tại nhà. Công việc bạn sẽ làm sắp tới là minh chứng rõ nét nhất
cho việc bạn là ứng cử viên nặng ký nhất cho vị trí đó.
Vì vậy, bạn cần phải xem xét lại một cách kỹ lưỡng bản mô tả
công việc và bản yêu cầu công việc để xác định những kỹ năng và hiểu biết cần
cho công việc này. Sau đó, bạn hãy liên tưởng đến những kinh nghiệm và hiểu biết
trong quá khứ của mình, sau đó gắn nó với những yêu cầu trong công việc mới để
trình bày.
Tại sao lại có những quãng trống trong công việc trước kia của bạn?
Nhà tuyển dụng luôn hiểu rằng sau khi mất đi một công việc,
không dễ để tìm được một công việc mới trong thời gian ngắn. Vì vậy, khi trả lời
câu hỏi này, bạn nên kể ra những hoạt động mà bạn làm trong suốt thời gian chờ
việc mới.
Nó có thể là: lập các dự án tự do, tham gia tình nguyện,
chăm sóc gia đình… Dù là hoạt động bạn đưa ra là gì thì cũng đều phải nhằm mục
đích cho nhà tuyển dụng thấy, bạn đã tận dụng hết thời gian của mình một cách
hiệu quả
Hãy nói cho tôi một điều bạn sẽ thay đổi so với công việc trước của bạn?
Với câu hỏi này, bạn hãy tránh việc chia sẻ, làm xấu hình ảnh
của đồng nghiệp cũ, hoặc sếp cũ của bạn. Một câu trả lời an toàn có thể là:
công nghệ của công ty quá cũ.
Tránh việc chia sẻ, làm xấu hình ảnh của đồng nghiệp cũ, hoặc sếp cũ |
Hãy giới thiệu sơ qua về bản thân.
Với câu hỏi này, mọi người thường có thói quen nói lặp lại một
loạt những thông tin đã nêu trong hồ sơ mà không cần để ý đến mức độ quan trọng
của từng thông tin. Thay vào đó, bạn chỉ nên mất từ 1 - 2 phút cho tất cả những
thông tin về: thời còn nhỏ, trình độ học vấn, quá trình làm việc, kinh nghiệm
làm việc.
Đặc biệt, bạn nên nhấn mạnh về kinh nghiệm làm việc, đây có
thể sẽ là mào đầu cho những câu hỏi tiếp theo từ nhà tuyển dụng.
Hãy trình bày cách giải thích một công nghệ phức tạp cho một cháu trai 8 tuổi.
Không chỉ là công nghệ phức tạp, dù giải thích điều gì với một
cậu bé 8 tuổi và cậu bé có thể hiểu thì bạn cũng đã cho nhà tuyển dụng thấy bạn
là một người có cơ sở, và quan trọng là bạn hiểu được những gì nhà tuyển dụng
yêu cầu. Vì vậy, bạn hãy chuẩn bị cho mình thật nhiều kiến thức về nhiều lĩnh vực
và thực hành cách giải thích thật thành thạo ở nhà.
>> Xem thêm: Thảm họa của sự lo lắng và suy nghĩ tiêu cực
Mọi người thường nói gì về bạn?
Làm nổi bật cá tính của bạn có thể gây ra ấn tượng tiêu cực
lúc ban đầu, nhưng sau cùng nó lại có ý nghĩa rất tích cực. Một ví dụ: sự thiếu
kiên nhẫn. Bình thường có thể sự thiếu kiên nhẫn sẽ gây ra rất nhiều tai hại.
Nhưng nếu bạn đưa ra được những cách xử lý đúng đắn, hiệu quả thì “tính xấu”
này bạn có thể xây dựng được sự kính trọng, niềm tin tưởng như một nhà lãnh đạo.
Đó là điều tuyệt vời bạn có thể đề cập đến trong một buổi phỏng vấn.
Hãy kể cho tôi một tình huống về việc thiếu hiệu quả của những cách giải quyết lỗi thời.
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng đang cố xác định hiểu biết của
bạn về phong cách làm việc hiện tại như thế nào và những ý tưởng sáng tạo mới
nào cần thiết để bạn giải quyết vấn đề. Vì vậy, bạn cần phải mở rộng kiến thức
chuyên môn, tìm ra phương pháp mới để giải quyết vấn đề.
Tình huống nguy hiểm nhất nào mà bạn đã gặp phải?
Các nhà tuyển dụng luôn yêu cầu cao về mức độ kiên trì và khả
năng đứng dậy sau khi vấp ngã của ứng viên. Vì vậy, hãy đưa ra những ví dụ cho
thấy bạn là người luôn sẵn sàng chấp nhận rủi ro và khả năng phuc hổi nhanh
chóng của bạn sau khi thất bại.
Bạn đã bao giờ được thử thách ra một quyết định?
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng đang muốn tìm kiếm một câu
trả lời cho thấy sự khiêm tốn và khả năng đưa ra chỉ dẫn tốt ở bạn. Bạn nên đưa
ra những tình huống nhỏ, những chuyện “vặt vãnh”, nhưng có kèm theo bài học
kinh nghiệm. Điều đó có thể giúp ích cho bạn trong việc ghi điểm trong buổi phỏng
vấn.
Miêu tả một tình huống nhóm làm việc của bạn mâu thuẫn, không đồng quan điểm.
Các câu hỏi liên quan đến những khó khăn trong quá khứ, cách
bạn giải quyết những khó khăn đó, bài học bạn nhận được… luôn là cách để nhà
tuyển dụng đoán biết hành vi trong tương lai của bạn, tại vị trí mới. Vì thế, bạn
hãy đưa ra một tình huống ngắn gọn. Sau đó, đưa ra những cách giải quyết cụ thể
của bạn để đạt đến sự đồng thuận trong nhóm.
>> Nguồn: Dân Trí
0 nhận xét:
Đăng nhận xét