Biết cách giao tiếp khôn ngoan sẽ giúp ích rất nhiều trong
cuộc sống và công việc của bạn. Tuy nhiên, không ai sinh ra đã khéo ăn nói mà
đó là cả một quá trình học hỏi và rèn luyện. Nếu chưa giỏi giao tiếp, những bí
quyết sau đây hữu ích với bạn đấy!
Giao tiếp khôn khéo giúp bạn thành công |
Việc gấp, nói từ tốn
Gặp phải trường hợp khẩn cấp, nếu có thể dằn lòng một phút để
suy nghĩ, sau đó nói chậm rãi, không vội vàng hấp tấp thì người nghe cũng sẽ thấy
ổn định mà không cuống cuồng, “tá hỏa” theo.
Bình thản ngay trong lúc khẩn cấp sẽ giúp bạn chiếm được niềm
tin của người khác, cho thấy bạn là người có năng lực thực sự, khó “xung động”
và là chỗ dựa của mọi người xung quanh.
Điều không chắc, nên nói thật thận trọng
Đối với những điều không nắm bắt rõ, nếu bạn không lên tiếng,
đôi khi người ta nghĩ bạn đạo đức giả hoặc thiếu hiểu biết, không có chính kiến.
Chi bằng diễn đạt một cách cẩn thận, mọi người sẽ cảm thấy rằng bạn là một người
đáng tin cậy.
Không nói vòng vo
Hãy thẳng thắn và trực tiếp |
Khi được hỏi, hãy trả lời thẳng thắn và trực tiếp. Bạn có thể
dành vài giây suy nghĩ nhưng đừng trả lời một cách vòng vo, đi ra ngoài chủ đề
cuộc đối thoại. Người giao tiếp khôn ngoan thường nói một cách trực tiếp để chứng
tỏ sự tự tin của mình cũng như thể hiện sự tôn trọng thời gian của đối phương.
Người giao tiếp khôn ngoan hiếm khi ậm ừ
Những từ dư thừa như “à, ừ” đã tố cáo sự lo lắng, hồi hộp
hay không nắm rõ thông tin của bạn. Đặc biệt trong những buổi thuyết trình, sự ậm
ừ sẽ khiến mọi người đánh giá thấp bạn. Vì vậy, bạn cần hạn chế tối đa thêm các
từ đó trong cuộc nói chuyện của mình.
Hỏi lại những điều chưa rõ
Đây là cách bạn thể hiện sự tham gia và tập trung vào cuộc
nói chuyện. Hơn nữa, hỏi lại những điều mình chưa rõ sẽ giúp bạn nhìn nhận và
tương tác với người nói chuyện một cách chính xác, hiệu quả hơn.
Giao tiếp khôn ngoan qua văn viết
Không chỉ nói mà phong cách giao tiếp còn thể hiện qua viết |
Bên cạnh nói, viết cũng là cách thức thể hiện phong cách
giao tiếp. Đôi khi, bạn sẽ không gặp trực tiếp ai đó để trao đổi công việc, vấn
đề nào đó và thư từ, văn bản trở nên cần thiết. Vì vậy, để trở thành một người
giao tiếp khôn ngoan, bạn đừng quên chăm chút cho các bài viết của mình nhé!
Nhớ tên người đối diện
Khi gặp đối tác, khách hàng hay sếp/đồng nghiệp mới, hãy
nhanh chóng nhớ tên của họ và gọi một cách thân mật. Ví dụ, thay vì nói một
cách chung chung “Rất vui được gặp anh”, hãy nêu tên cụ thể của người đó “Rất
vui được gặp anh Quân”. Như vậy, bạn sẽ gây thiện cảm tốt hơn với người nói
chuyện cùng.
Không nói lời tổn thương người khác
Chúng ta có thể không nóng nảy với người ngoài nhưng lại hay
trút giận lên người thân, vì bạn cho rằng người nhà sẽ chấp nhận mọi khuyết điểm
của mình. Đây là sai lầm lớn, đối với gia đình, bạn càng cần phải yêu thương và
tiết chế những lời nói cay nghiệt, không đáng có. Nói lời tổn thương người khác
thì mình sẽ bị khinh thường.
>> Nguồn: TinTM
0 nhận xét:
Đăng nhận xét