Số giảng viên cần đào tạo để nâng trình độ đạt trình độ chuẩn
là thạc sĩ khoảng 13.000 người. Dự kiến từ nay đến năm 2021 đào tạo xong số lượng
này.
Không thoát khỏi kiếp bao cấp, giáo dục đại học vẫn là
"vùng trũng" của thế giới
Năm 2025, giảng viên Việt Nam sẽ có trình độ ngang tầm các
nước tiên tiến
Nếu để sinh viên lựa chọn, nhiều giảng viên sẽ phải “ngồi
chơi xơi nước”
Nghị quyết 29-NQ/TW của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Giảng viên cao đẳng, đại học có trình độ từ thạc sỹ
trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.”
Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy,
năm học 2016-2017, tổng số giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học là
72.792 người (công lập: 57.634 người; ngoài công lập: 15.158 người).
Trong đó số lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ là 16.514
người (chiếm 22,7%); trình độ thạc sĩ là 43.127 người (chiếm 59,2%); trình độ đại
học và cao đẳng là 12.519 người (chiếm 17,2%); chuyên khoa I, II là 523 người;
trình độ khác là 109 người.
Tổng số giảng viên trong các trường cao đẳng sư phạm là
3.493 người. Trong đó, giảng viên có trình độ tiến sĩ là 120 người (chiếm
3,4%); trình độ thạc sĩ là 2.187 người (chiếm 64,5%); trình độ đại học và cao đẳng
là 1.049 người (chiếm 30.9%); trình độ khác là 5 người.
Tổng số giảng viên (bao gồm cả đại học và cao đẳng sư phạm)
là 76.285, trong đó số giảng viên chưa đạt trình độ thạc sĩ là 14.205 chiếm
18,6%.
(Toàn ngành giáo dục hiện có 4.687 giáo sư và phó giáo sư
(chiếm 6,4% tổng số giảng viên), trong đó 574 giáo sư (chiếm 0,8%) và 4113 phó
giáo sư (chiếm 5,6%). Năm 2016, Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước đã công nhận
65 giáo sư, trong đó 48 giáo sư công tác tại các cơ sở đào tạo (chiếm 73.85%)
và 638 phó giáo sư, trong đó 508 phó giáo sư công tác tại các cơ sở đào tạo
(chiếm 79.62%).)
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, hiện nay, chất lượng nguồn
nhân lực của Việt Nam được đánh giá ở mức thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng
sâu rộng.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này là
do công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở các cơ sở giáo dục đại học
còn nhiều bất cập.
Đội ngũ giảng viên, nhân tố quyết định thành công trong đào
tạo nhân lực chất lượng cao, ở không ít cơ sở giáo dục đại học còn yếu về năng
lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm, nhiều giảng viên mới có trình độ đại học
nhưng tham gia giảng dạy đại học dẫn đến tình trạng “cơm chấm cơm”, chưa đáp ứng
được đòi hỏi ngày càng cao trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao.
Theo đó, số lượng giảng viên hiện có cần được đào tạo thạc
sĩ để đáp ứng yêu cầu của Luật Giáo dục sửa đổi là khoảng: 8.000 người (do loại
trừ những ngành nghề đặc thù, về hưu, chuyển công tác và các đối tượng khác).
Bộ Giáo dục và Đào tạo tính toán, mỗi năm có khoảng 2000 giảng
viên về hưu cần được bổ sung (76.285 giảng viên/35 độ tuổi).
(Ước tính, từ khi học xong thạc sĩ là 25 tuổi, tuổi về hưu
là 60, do đó sẽ có khoảng 35 độ tuổi từ khi có bằng thạc sĩ đến khi 60 tuổi).
Trong 5 năm gần nhất từ 2012 đến 2017 mỗi năm số giảng viên
tăng (cơ học) bình quân khoảng 5%, do đó số giảng viên tăng thêm trong năm tới
sẽ khoảng trên 3.000 người, trong đó số tăng mới này được xác định là hầu hết
chưa được đào tạo thạc sĩ.
Như vậy, số giảng viên cần đào tạo để nâng trình độ đạt
trình độ chuẩn là thạc sĩ khoảng 13.000 người. Dự kiến từ nay đến năm 2021 đào
tạo xong số lượng khoảng 13.000 giảng viên có trình độ thạc sĩ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu, các cơ sở giáo dục đại học cần
có kế hoạch, chương trình đào tạo phù hợp với với yêu cầu nâng trình độ chuẩn
đào tạo của giảng viên.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chỉ rõ, việc yêu cầu giảng viên
phải có trình độ thạc sĩ tác động đến chính sách đối với giảng viên mới có bằng
thạc sĩ.
Đối với giảng viên làm việc tại các cơ sở giáo dục đại học
công lập: mức lương của giảng viên khi có trình độ thạc sĩ theo quy định là
2,67, chênh lên 0,33 so với mức lương giảng viên có trình độ đại học là 2,34).
Tuy nhiên, số chi trả tăng thêm này chỉ áp dụng với giảng
viên mới nhập ngành (trong thời gian tập sự thì chỉ hưởng 85% của bậc 2). Do
đó, ngân sách sẽ tăng không đáng kể, cụ thể như sau:
Dự kiến từ nay đến năm 2021 đào tạo xong số lượng khoảng
13.000 giảng viên có trình độ thạc sĩ, các năm số độ tuổi mới nhập ngành là 05,
tiền lương cơ sở là 1.390.000 (từ 01/7/2018), bậc lương cơ sở cho người nhập
ngành có trình độ thạc sĩ được nâng lên 0,33 thì số tiền ngân sách phải chi
thêm trong 01 tháng khoảng: 850.888.500 đồng.
Trước mắt, đến năm 2019, dự kiến có thể đào tạo 7.500 giảng
viên có trình độ thạc sĩ thì ngân sách phải chi thêm trong 01 tháng khoản
420.000.000 đồng
(13.000 giảng viên/35 độ tuổi x 5 độ tuổi x 1.390.000 x
0,33).
Ngoài việc ngân sách phải chi thêm, các chính sách khác đối
với giảng viên mới có trình độ thạc sĩ về cơ bản không thay đổi.
(Khoản 1, Điều 22 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012
của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức quy định:
“Trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85% mức
lương của chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm tuyển dụng.
Trường hợp người tập sự có trình độ thạc sĩ hoặc tiến sĩ và
chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng thì người
tập sự có trình độ thạc sĩ được hưởng 85% mức lương bậc 2, người tập sự có
trình độ tiến sĩ được hưởng 85% mức lương bậc 3 của chức danh nghề nghiệp tương
ứng với vị trí việc làm tuyển dụng. Các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định
của pháp luật.”).
Điểm d khoản 1 Điều 72 Dự thảo sửa đổi, bổ sung điểm e khoản
1 Điều 77 của Luật Giáo dục như sau:
“Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học;
có bằng tiến sĩ với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, hướng dẫn
luận án tiến sĩ.”
>> Nguồn: Thùy Linh (Giáo dục Việt Nam)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét