Bài viết sẽ mang đến cho bạn một cách nhìn mới về câu hỏi này.
1. Tại sao cần phân tích thông tin tuyển dụng?
Trước tiên, chúng ta hãy cũng xem xét lại một chút định nghĩa về CV. Có rất nhiều bạn sinh viên khi được hỏi trả lời rằng CV là một bản sơ yếu lí lịch hoặc bản mô tả kinh nghiệm,… Những cách hiểu như vậy đúng nhưng chưa đầy đủ và toàn diện. Thực chất CV là một văn bản, tài liệu do ứng viên viết để gửi cho nhà tuyển dụng khi ứng tuyển vào một vị trí nhất định, bao gồm những thông tin nhà tuyển dụng yêu cầu hoặc cần biết về ứng viên đó.
Như vậy, với mỗi vị trí ứng tuyển thì sẽ cần một CV khác nhau. Mỗi công việc cụ thể sẽ có mô tả công việc khác nhau, yêu cầu của nhà tuyển dụng đối theo đó cũng sẽ thay đổi. Việc phân tích thông tin tuyển dụng sẽ giúp chúng ta biết được nhà tuyển dụng cần gì ở ứng viên đối với vị trí này. Khi đã nắm bắt được yêu cầu và tiêu chí đánh giá của nhà tuyển dụng, chúng ta sẽ chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy mình có thể đáp ứng được những yêu cầu đó thông qua nội dung và hình thức của CV. Hơn thế nữa, đây cũng là cơ sở để bạn biết cách thể hiện bản thân với nhà tuyển dụng trong các vòng teamwork, phỏng vấn,…
Để hiểu hơn chúng ta sẽ cùng lấy một ví dụ nhỏ như sau. Dưới đây là phần mô tả công việc và yêu cầu trong thông tin tuyển dụng vị trí CTV Content Writer của Vega Corporation:
Giả sử khi ứng tuyển công việc trên, bạn ghi trong CV một số kinh nghiệm sau:
- Thành viên Ban chuyên môn CLB Kiểm toán: công việc chính là nghiên cứu và hỗ trợ sinh viên nâng cao kiến thức về kiểm toán.
- CTV truyền thông công ty ABC: công việc chính là quản lý và xây dựng nội dung cho các kênh truyền thông của công ty.
- CTV trung tâm tiếng Anh XYZ: công việc chính là hỗ trợ tổ chức các sự kiện, hoạt động ngoại khóa cho học viên.
Lời khuyên cho các bạn đó là đừng sử dụng một CV để ứng tuyển cho nhiều vị trí. Có thể bạn sẽ qua vòng hồ sơ bằng một cách nào đó, nhưng chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ không nghĩ bạn là ứng viên tiềm năng nhất cho vị trí đó trong các vòng thi tuyển sau này. Hãy phân tích thông tin tuyển dụng để thể hiện những gì nhà tuyển dụng cần ở bạn, thay vì thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy những gì bạn có!
2. Cách phân tích thông tin tuyển dụng
Thông tin tuyển dụng là một văn bản, tài liệu được nhà tuyển dụng cung cấp cho ứng viên khi tuyển dụng một vị trí, bao gồm những thông tin mà ứng viên cần nắm được về vị trí tuyển dụng đó. Một thông tin tuyển dụng thường bao gồm những phần sau đây: vị trí ứng tuyển, đơn vị công ty, hạn nộp hồ sơ ứng tuyển, mô tả công việc, yêu cầu, quyền lợi ứng viên, cách thức ứng tuyển. Khi viết CV, hãy chú ý tới những phần sau đây:
- Vị trí ứng tuyển: Dựa vào vị trí ứng tuyển, phần nào bạn có thể liệt kê ra những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết khi đảm nhận vị trí này bởi không phải lúc nào nhà tuyển dụng cũng nêu đầy đủ trong phần mô tả công việc và yêu cầu. Ví dụ khi ứng tuyển vào vị trí CTV truyền thông, có thể nhà tuyển dụng sẽ không đề cập đến khả năng thiết kế, sử dụng các phần mềm đồ họa. Tuy nhiên, nếu bạn thể hiện được điều này trong CV chẳng hạn như chứng chỉ các khóa học, hay trình bày CV bằng infographic,… thì đó chắc chắn là một lợi thế cho bạn.
- Đơn vị tuyển dụng: Đây có thể là một doanh nghiệp, một tổ chức xã hội, tổ chức tình nguyện,… Hãy tìm hiểu qua về lĩnh vực hoạt động, văn hóa của đơn vị đó. Khi ứng tuyển vào một công ty của Nhật, hãy thể hiện sự cẩn thận và tỉ mỉ trong CV của bạn. Hiểu về nhà tuyển dụng cũng giúp ích cho bạn rất nhiều trong các vòng thi tuyển khác, chẳng hạn như phỏng vấn.
- Mô tả công việc: Bạn sẽ hình dung được những công việc mình sẽ phải làm khi đảm nhận công việc đó. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những ứng viên đã có kinh nghiệm làm những việc tương tự. Vì thế việc của bạn đó là đọc xem công việc đó gồm những đầu việc gì, từ đó chọn lọc trong số những kinh nghiệm, kỹ năng của bạn những điểm phù hợp và bám sát nhất với công việc đó.
- Yêu cầu: Nhà tuyển dụng không chỉ đánh giá cao những ứng viên đã có kinh nghiệm tương tự, mà họ cũng rất chuộng những ứng viên tiềm năng, mặc dù chưa có kinh nghiệm nhưng có tố chất để phát triển sao cho phù hợp với công việc đó. Hãy xem nhà tuyển dụng mong muốn ứng viên có những kiến thức, kỹ năng, phẩm chất gì, từ đó chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn có những gì mà họ cần trong CV và trong cả quá trình thi tuyển.
- Cách thức ứng tuyển: Đừng bỏ qua phần này. Hãy đọc xem nhà tuyển dụng yêu cầu nộp CV trực tiếp hay qua mail, có yêu cầu gì đặc biệt về cách đặt tên file CV, định dạng pdf hay doc, tiêu đề mail như thế nào,… Hãy coi như đây là một nhiệm vụ bạn được sếp giao cho, và đương nhiên sếp sẽ không thích những nhân viên không hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Mô Tả Công Việc
- Lựa chọn các nội dung hay trên website Clip.vn;
- Tìm kiếm, biên tập nội dung.
- Xây dựng và phát triển cộng đồng thông qua website, diễn đàn và fanpage được giao phụ trách;
- Viết headline, comment trả lời những tương tác của khách hàng trên Fanpage;
- Hỗ trợ team content đảm bảo đúng tiến độ công việc;
- Quản lý và xây dựng nội dung các kênh truyền thông.
- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của người phụ trách.
- Có năng khiếu viết lách và tư duy sáng tạo; -> Viết, sáng tạo.
- Có kỹ năng tư duy, phân tích và tổng hợp thông tin tốt; ->Phân tích, tổng hợp thông tin.
- Nắm bắt được tâm lý khách hàng; ->Nắm bắt tâm lý khách hàng.
- Ưu tiên các bạn học chuyên ngành báo chí, marketing; -> Ngành báo chí, marketing.
- Có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt là một lợi thế -> Tiếng Anh.
- Có khả năng học hỏi nhanh và làm việc độc lập; ->Làm việc độc lập.
- Có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao.
Hồ sơ ứng viên
- Đơn xin việc bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh -> Đơn xin việc.
- CV đính kèm ảnh 3*4 bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh nêu rõ quá trình công tác, kinh nghiệm, sở thích cá nhân, điểm mạnh, điểm yếu … -> CV: ảnh 3*4, công tác, kinh nghiệm, sợ thích, điểm mạnh, điểm yếu.
- Một số đường link content nổi bật đã từng thực hiện (tối thiểu 02 – 03 đường link – nếu có) -> 2 -3 link content.
Mô Tả Công Việc
- Tìm kiếm, biên tập nội dung.
- Quản lý và xây dựng nội dung các kênh truyền thông.
Yêu Cầu Công Việc
- Viết, sáng tạo.
- Phân tích, tổng hợp thông tin.
- Nắm bắt tâm lý khách hàng.
- Ngành báo chí, marketing.
- Tiếng Anh.
- Làm việc độc lập.
Hồ sơ ứng viên
- Đơn xin việc.
- CV: ảnh 3*4, công tác, kinh nghiệm, sợ thích, điểm mạnh, điểm yếu.
- 2 -3 link content.
Tiếp đó, hãy bỏ qua các thông tin quá hiển nhiên. Ví dụ “khả năng học hỏi”; “trách nhiệm”;… đây là những yếu tố cần thiết cho bất kì công việc. Hay như “Đơn xin việc bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh”, nếu bạn chỉ biết có 2 ngôn ngữ này, thì không cần bận tâm. Nếu nhà tuyển dụng yêu cầu chỉ viết đơn xin việc bằng tiếng Việt, hoặc chỉ bằng tiếng Anh thì lúc đó bạn mới cần lưu ý đến điều này.
Nguồn: hrc-ftu.ord
0 nhận xét:
Đăng nhận xét