Bước 1: Nhận diện tình huống/vấn đề
Mời bạn tham khảo 6 bước dưới đây để cải thiện kỹ năng ra quyết định của mình.Bước đầu tiên của kỹ năng ra quyết định là bước nhận diện vấn đề.
Nếu một vấn đề phát sinh, điều này cản trở và làm chậm bước tiến và ảnh hưởng đến dây chuyền hoạt động thì sự thay đổi là cần thiết. Một khi nhận diện được vấn đề, hãy cố gắng nhìn nhận chúng một cách tổng thể. Việc nhìn nhận vấn đề tổng thể sẽ giúp bạn nhận biết sự bất thường của các chi tiết từ đó có thể xử lý dễ dàng hơn.
Bước 2: Phân tích các vấn đề
Từ việc nhận diện tổng thể và chi tiết, hãy tiến hành phân tích các vấn đề mà bạn nhận diện được, đảm bảo rằng bạn hiểu rõ tất cả các yếu tố có liên quan. Chắc hẳn bạn không muốn mình chỉ giải quyết được các triệu chứng còn vấn đề gốc rễ thì vẫn tồn tại. Hãy phân tích càng cụ thể càng tốt.
Bước 3: Cân nhắc các mục tiêu của bạn
Các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện công việc, không ít thì nhiều chắc chắn ảnh hưởng đến mục tiêu cuối cùng của bạn, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ mục tiêu của mình, bạn biết kết quả mình cần đạt được là gì. Nếu quyết định bạn đưa ra là một giải pháp tức thời, thì hãy cân nhắc xem tính hữu dụng của nó có thể kéo dài bao lâu, nếu đó chưa phải là một giải pháp dài hơi thì bạn nên cân nhắc, vì đó chưa phải là giải pháp tốt nhất.
Bước 4: Tìm kiếm nhiều giải pháp thay thế
Mỗi vấn đề chứa đựng nhiều khía cạnh, vì vậy đừng quá tập trung vào một mặt, hãy có những giải pháp cho vấn đề của bạn. Càng có nhiều giải pháp, bạn càng hiểu vấn đề của mình từ đó dễ dàng hơn trong việc xác định thời gian và tiền bạc cho các giải pháp thay thế và phân tích xem đâu là lựa chọn khả thi. Nếu không có giải pháp nào là tốt nhất hoặc tất cả các giải pháp đều không thỏa đáng, có thể cần phải tạo ra một giải pháp mới dựa trên sự thỏa hiệp, hoặc kết hợp một vài giải pháp sẵn có với nhau. Lưu ý, nếu quyết định của bạn sau khi đưa ra, không thể thay đổi được thì hãy từ từ và để đầu óc minh mẫn trước khi ra quyết định.
Bước 5: Hành động thích hợp
Sau khi chọn được giải pháp phù hợp, hãy ra quyết định và thực hiện nó. Lúc này bạn cần chủ động với quyết định của mình, hãy chắc chắn rằng bạn đã phân bổ các nguồn lực một cách thích hợp để hành động. Hãy tự tin làm theo kế hoạch mà bạn đã vạch ra trong các giải pháp ở mục số 4.
Bước 6: Đánh giá kết quả thực hiện được
Sau một thời gian hành động, việc kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện được sẽ cho bạn cái nhìn toàn diện về quyết định của bạn. Để thấy được những điều được và mất, bạn có thể trả lời các câu hỏi “Quyết định mà bạn đưa ra có giải quyết được tình hình và đưa công ty của bạn đến gần mục tiêu cuối cùng hơn không? Nếu có, thì ưu điểm của quyết định là gì? Bạn đã chưa làm được điều gì? Cần củng cố gì đối với các quyết định tương tự?”
LỜI KẾT
Kỹ năng ra quyết định là một kỹ năng mà cần phải được thực hành liên tục, việc có được những quyết định đúng đắn sẽ mang lại nhiều thành tựu cao trong công việc. Chúc bạn thành công với các quyết định của mình!
>> Nguồn: hanhchinhnhansu.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét