This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

Nguyên tắc vàng trong kỹ năng giao tiếp tiếng Anh

Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh rất quan trọng với mỗi chúng ta đặc biệt là những bạn đang làm việc trong môi trường với người nước ngoài, hay những ai đang thực hiện các buổi phỏng vấn ứng tuyển các vị trí bằng ngoại ngữ càng không nên bỏ qua bài chia sẻ này. 


Nguyên tắc vàng trong kỹ năng giao tiếp tiếng Anh



5 nguyên tắc về kỹ năng giao tiếp tiếng Anh bạn PHẢI biết


Bạn nên ghi nhớ những quy tắc dưới đây để có những cuộc giao tiếp và trao đổi công việc hiệu quả, hãy nhớ chia sẻ với bạn bè để cùng nhau học tập tốt hơn và gây được thiện cảm với người đối diện bạn nhé! 



Không quá chú trọng ngữ pháp

Đừng phụ thuộc vào các cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh quá nhiều, bạn sẽ đánh mất tự tin khi vừa trò chuyện với người đối diện mà bị chững lại và suy nghĩ xem mình đã nói chuẩn và để những thành phần câu chưa nhé, như thế sẽ khiến các câu nói bị đứt mạch và không có sự liên kết, gây ra phản cảm với người đối diện.

Nhất là khi đối mặt với các bên tuyển dụng, bạn cần sử dụng một cách trôi chảy, không bị vấp thì sẽ gây ấn tượng mạnh và tăng khả năng trúng tuyển cao hơn.

Một số người dân bản ngữ khi được hỏi về ngữ pháp, rất ít trong số họ trả lời được. Nhưng lại có khả năng giao tiếp một cách trôi chảy, thậm chí họ biết cao nhất khoảng 20% các hệ thống quy tắc “grammar”. 



Nghiên cứu nhiều hơn các cụm từ thông dụng trong tiếng Anh


Biết 1000 từ nhưng lại chẳng thể nói chuẩn một câu, khi nói 1 cụm từ, có thể tạo ra cả trăm câu đúng. Mà những điều này đang được sử dụng phổ biến, khi áp dụng sẽ được nhiều người hiểu thông tin mình muốn truyền đạt. Một số cụm từ áp dụng trong giao tiếp có thể kể tới như:

1.I’m getting
2.I’m trying + (verb)
3.I’m gonna + (verb)
4. How often do you
5.Do you want me to + (verb)
6.What do you think about (verb-ing)
7.Why don’t we + (verb)
8.It’s too bad that
9 .There’s no need to + (verb)
10.It takes + (time) + to + (verb)



Luyện tập các kỹ năng kết hợp giữa nghe – đọc – nói

Chỉ nghe và đọc thôi chưa đủ để bạn hoàn thiện kỹ năng giao tiếp, chúng ta nên học nói tiếng Anh theo những gì đang suy nghĩ và logic. Luyện tập thật nhiều mỗi ngày để lưu loát và tạo sự ấn tượng với người đối diện.

Bạn có thể nghiên cứu các tài liệu về luyện kỹ năng, để có những bí quyết hoàn hảo hỗ trợ trong việc truyền đạt nội dung một cách đầy đủ nhất.

Hãy lưu ý đến ngữ cảnh và nói nhấn trọng âm, chọn lọc nội dung đúng trọng tâm và không bị lan man, lệch hướng. sử dụng kính ngữ để thể hiện phép lịch sự và văn hóa tạo nên ấn tượng tốt với người đối diện bạn nhé! 



Luyện kỹ năng giao tiếp tại trung tâm

Với phương pháp gắn lý thuyết đan xen với thực hành, tạo ra sự tiến bộ rõ rệt, cải thiện được những yếu điểm còn hạn chế, khóa học tiếng Anh giao tiếp tại Benative sẽ giúp bạn có những kiến thức và bí quyết bổ ích góp phần vào sự thành công trong những cuộc trò chuyện trao đổi với bên đối diện.

Ngoài những giờ trên lớp bạn sẽ được tham gia các hoạt động ngoại khóa với sự áp dụng và kết hợp nhuần nhuyễn giữa các kỹ năng quan trọng, bắt cặp thực hành theo nhóm dưới sự hướng dẫn của thầy cô qua các tình huống giao tiếp thực tế.

Với những quy tắc mà chúng tôi vừa chia sẻ, bạn đã biết cách nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Anh để có những cuộc trò chuyện và hợp tác hiệu quả, giúp người đối diện cảm thấy thoải mái và ấn tượng về bạn.

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2018

Giảm hơn 300 giờ học mỗi năm ở chương trình giáo dục phổ thông mới

Ở trung học phổ thông, học sinh học 2.284 giờ; giảm 262 giờ so với chương trình Ban cơ bản hiện hành; giảm 315 giờ so với chương trình Ban A, Ban C hiện hành.


Ngân hàng thế giới đánh giá, hệ thống giáo dục Việt Nam phát triển ấn tượngBộ Giáo dục giải trình về các vấn đề mà đại biểu Quốc hội yêu cầuBan hành chương trình khung giáo dục phổ thông mới trong tháng 10

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hoàn thành việc xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông, gồm Chương trình tổng thể  và 27 chương trình môn học, hoạt động giáo dục.
Bộ đang hoàn thiện để ban hành Thông tư ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới theo trình tự, thủ tục pháp luật đã quy định trong tháng 10 năm 2018.

Giảm hơn 300 giờ học mỗi năm ở chương trình giáo dục phổ thông mới
Theo đó, chương trình giáo dục phổ thông mới được thiết kế theo định hướng “tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên”.


Theo chương trình giáo dục phổ thông mới, ở trung học phổ thông, học sinh học 2.284 giờ; giảm 262 giờ so với chương trình Ban cơ bản hiện hành; giảm 315 giờ so với chương trình Ban A, Ban C hiện hành. (Ảnh minh họa: Báo Đại đoàn kết)
Đồng thời, chương trình giáo dục phổ thông mới đã giảm tải so với chương trình hiện hành bao gồm giảm số môn học, giảm số giờ học, chọn lọc nội dung giáo dục thiết thực, đổi mới phương pháp giáo dục, tạo điều kiện để học sinh được lựa chọn môn học, chủ đề học tập và tăng cường các hoạt động thực hành.
Cụ thể: ở tiểu học, chương trình mới có 7 môn học ở lớp 1 và lớp 2; 9 môn học ở lớp 3; 10 môn học ở lớp 4 và lớp 5. Chương trình hiện hành có 10 môn học lớp 1, lớp 2 và lớp 3; 11 môn học ở lớp 4 và lớp 5.
Ở trung học cơ sở, theo chương trình mới, các lớp đều có 12 môn học. Theo chương trình hiện hành, lớp 6 và lớp 7 có 16 môn học; lớp 8 và lớp 9 có 17 môn học.
Ở trung học phổ thông, theo chương trình mới, các lớp đều có 13 môn học. Theo chương trình hiện hành, lớp 10 và lớp 11 có 16 môn học; lớp 12 có 17 môn học.
Còn chương trình hiện hành là chương trình học 1 buổi/ngày (5 buổi/tuần), tính trung bình học sinh học 2,7 giờ/lớp/buổi học.
Ở trung học cơ sở, học sinh học 3.070 giờ; giảm 54 giờ so với chương trình hiện hành.
Ở trung học phổ thông, học sinh học 2.284 giờ; giảm 262 giờ so với chương trình Ban cơ bản hiện hành; giảm 315 giờ so với chương trình Ban A, Ban C hiện hành…
Đồng thời, chương trình giáo dục phổ thông mới tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên chủ động, sáng tạo lựa chọn phương pháp phù hợp để tổ chức dạy học, đánh giá học sinh.
Chương trình giáo dục phổ thông mới cũng tăng nội dung dạy đạo đức và kỹ năng sống (dạy làm người) cho học sinh để đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ, có tinh thần dân tộc, có lòng yêu nước, ý thức công dân toàn cầu; khuyến khích sáng tạo và phát triển năng lực của học sinh và giáo viên.
Nội dung giáo dục hướng nghiệp được thiết kế thành các hoạt động của nhà trường phối hợp với gia đình và doanh nghiệp nhằm cung cấp tri thức về nghề nghiệp và thị trường lao động cho học sinh, giúp học sinh tự đánh giá sở trường, nguyện vọng, quan niệm về giá trị và điều kiện của bản thân, từ đó lựa chọn định hướng nghề nghiệp phù hợp và có ý thức chuẩn bị cho việc thực hiện sự lựa chọn đó.
Với tinh thần này, giáo dục hướng nghiệp được thực hiện ở nhiều môn học khác nhau: từ các môn khoa học tự nhiên - công nghệ đến khoa học xã hội, nghệ thuật và hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, phù hợp với đặc thù của mỗi môn học.
Cùng với việc xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; xây dựng chuẩn nghề nghiệp giảng viên sư phạm; xây dựng và ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông;
Biên soạn tài liệu bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; tích cực phối hợp với các địa phương rà soát, chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất để thực hiện thành công chương trình.  


Theo Thanh Sơn (Báo Giáo dục Việt Nam)

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2018

Cách chào hỏi chuyên nghiệp trong giao tiếp cần biết

Người xưa thường dạy “tiên học lễ, hậu học văn”. Lễ – lễ nghĩa, tức là những phép tắc cư xử trong gia đình và xã hội, là nét đẹp văn hóa trong giao tiếp. Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi con người đều có nhu cầu giao tiếp để tạo mối liên hệ với những người xung quanh và đồng nghiệp. Qua giao tiếp bạn có thể đánh giá được môi trường làm việc, cũng như tính cách của mỗi con người. 

Bài viết dưới dây là một số quy tắc về cách chào hỏi trong giao tiếp. Đây là một trong những kỹ năng đời thường, nhưng đôi khi chúng ta không để ý hoặc chưa có sự hiểu biết thấu đáo. Nếu áp dụng những quy tắc này trong giao tiếp, chúng ta sẽ hiểu nhau, tự tin hơn và để lại ấn tượng tốt cho người đối thoại.

Cách chào hỏi:

 
Cách chào hỏi trong giao tiếp


  • Đứng với tư thế đĩnh đạc nhất, hướng mắt nhìn người đối diện để thể hiện sự tôn trọng.
  • Giữ thế lưng thẳng, gật đầu chào.
  • Mỉm cười thể hiện sự thân thiện.
  • Ánh mắt thân thiện bày tỏ thiện chí sau khi chào hỏi.
  • Khi người bạn đang muốn chào đang bận giao tiếp với người khác, bạn có thể chỉ cần cười hoặc gật đầu thể hiện sự nhận biết đối tượng.

 Thứ tự ưu tiên chào: Nhân viên chào cấp trên trước, khi được chào thì cấp trên chào lại; Đối với đồng nghiệp cùng cấp thì người ít tuổi chào người nhiều tuổi trước

Bạn có biết nguồn gốc của cái bắt tay?: Bắt tay là cử chỉ xuất hiện ngay từ thuở bắt đầu xuất hiện nền văn minh loài người. Thoạt đầu, nó được hiểu là bạn muốn biểu thị trong tay mình không có vũ khí khi gặp mặt ai đó lần đầu tiên. Sau này, nó thể hiện một hoạt động giao tiếp thường thấy trong những cuộc tiếp xúc đầu tiên, hay bạn bè lâu ngày gặp lại, chào tạm biệt, chúc mừng hay hòa giải…v.v. Bắt tay cách chào hỏi trong giao tiếp mà chúng ta thường áp dụng.
Cái bắt tay được xem là nghệ thuật giao tiếp. Cách bắt tay, thời gian bắt tay sẽ cho biết thái độ và cách cư xử của người đối diện. Ngoài ra, nó còn thể hiện phần nào tính cách riêng của bản thân và ấn tượng để lại. Nhà văn Mỹ Helen Keller – Bà vừa bị điếc và bị mù, từng nói về cái bắt tay: “Có những bàn tay tôi từng tiếp xúc có cảm giác như khoảng cách hai người như cách xa vạn dặm, nhưng cũng có cái bắt tay tràn đầy năng lượng ánh sáng, lưu lại cho bạn cảm giác cực kì ấm áp”.

Cách thức bắt tay:

Cách chào hỏi chuyên nghiệp trong giao tiếp cần biết

  • Dùng một tay và thường dùng tay phải để bắt.
  • Khi bắt tay, hãy nhìn thẳng vào mắt người đó (tránh nhìn vào mắt người đối diện nếu đó là Chủ tịch nước hoặc người đứng đầu cộng đồng tôn giáo).
  • Bắt tay trong tư thế bình đẳng, đứng thẳng người (phụ nữ có thể ngồi) với tình hữu nghị và tôn trọng lẫn nhau. Chỉ nên siết nhẹ để biểu hiện sự nồng ấm thân thiết.
  • Bắt tay lần lượt từng người theo thứ tự những người đến trước, đến sau, người cao tuổi hơn và người có chức vụ cao hơn. Khi ở vị trí xã hội thấp hơn, cần phải chờ đối tác chìa tay trước.
  • Không cúi lưng hoặc cầm lấy cả hai tay của người đối diện khi bắt tay.
  • Không tỏ ra thái độ khúm núm, cong gập người quá độ dù là đối tượng quan trọng đến mức nào.
  • Không bắt tay quá lâu, lắc mạnh, lắc lia lịa, lắc nhiều lần, không nên bắt tay kèm theo cười nói oang oang, toe toét, huênh hoang, giơ cả hai tay.

• Không buông thõng hay thả lỏng tay hoặc biểu hiện sự hời hợt khi bắt tay.
>> Nguồn: Cuộc

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2018

KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẦM NON: DẠY CON KỸ NĂNG SỐNG TỰ LẬP


Trang bị kỹ năng sống cho trẻ mầm non là điều quan trọng, nhiều phụ huynh bảo bọc con quá kỹ, khiến con không thích nghi được với môi trường xung quanh, dẫn đến những sai lệch trong hành động. 

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non


Cha mẹ nào cũng luôn mong muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con của mình từ miếng ăn cho đến giấc ngủ. Tuy nhiên, phụ huynh bảo bọc con mình quá kỹ, khiến bé không thích nghi được với môi trường xung quanh, khả năng tự lập thấp và dẫn đến những sai lệch trong nhận thức lẫn hành động. Vì thế nhà trường và gia đình cần phải tìm ra những phương pháp nuôi dạy trẻ từ 0 đến 6 tuổi phù hợp để trẻ rèn luyện kỹ năng sống tự lập ngay từ bậc học mầm non.



NHỮNG BƯỚC DẠY CON KỸ NĂNG SỐNG TỰ LẬP


Bước 1: Dạy cho trẻ những kỹ năng rèn luyện cần thiết


Trước hết, cha mẹ phải dạy con tự lập sống dựa vào chính đôi tay của mình ngay từ khi còn nhỏ. Trẻ em từ 2 tuổi trở đi đã dần nhận thức được mọi thứ xung quanh và đây cũng là giai đoạn quan trọng để cha mẹ áp dụng phương pháp dạy trẻ 2 tuổi hiệu quả nhất. Trẻ phải thành thục những kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi như:

- Kỹ năng chăm sóc bản thân: Bé nên biết tự dọn dẹp đồ chơi, tự thay quần áo, tự đánh răng, tự đi, tự ăn…

- Kỹ năng giữ gìn vệ sinh: Bé nên biết đi vệ sinh đúng nơi, xả nước sau khi đi vệ sinh, cho quần áo bẩn vào máy giặt, bỏ rác đúng nơi quy định…

- Kỹ năng giúp đỡ người khác: là một trong những cách nuôi dạy trẻ 4 tuổi bố mẹ nên cho trẻ biết giúp đỡ người khác là một việc tốt và nên được thực hiện thường xuyên. Những công việc nhẹ, bé có thể giúp được như bật quạt, bật tivi (vị trí thấp), lấy chén ăn cơm, xách phụ đồ đạc, tưới cây…





Bước 2: Cha mẹ phải kiên nhẫn khi con mình cố gắng tự lập 

 


Khi con trẻ cố gắng làm một điều gì đó vì tính tò mò hoặc cũng có thể là bắt chước người khác thì cha mẹ phải kiên nhẫn chờ đợi xem con đã làm đúng hay chưa. Đó cũng là phương pháp nuôi dạy trẻ từ 0 đến 6 tuổi biết cách xử lý và giải quyết vấn đề theo hướng tích cực.

Ví dụ: Bé đang cố gắng mang giày vào chân, bạn nên hướng dẫn cách mang giày nhưng không nên nóng vội mà trực tiếp làm thay bé.



Bước 3: Xây dựng tính tổ chức ngay tại gia đình

Xây dựng tính tổ chức ngay tại gia đình

 


Mọi hoạt động và việc làm của các thành viên trong gia đình đều có thể được bé ghi nhận lại và sẽ bắt chước làm theo. Bạn có thể chú ý hoặc nghe những câu hỏi từ trẻ và từ đó tìm ra cách dạy trẻ tự lập hợp lý nhất. Đó cũng chính là một phương pháp dạy trẻ 5 tuổi mà phụ huynh cần tham khảo.

Ví dụ: Khi bạn nhặt rau, bạn nên giải thích và hướng dẫn để con bạn có thể hiểu cách nhặt rau và tại sao phải nhặt rau, từ đó, bé hình thành suy nghĩ và hành động đúng đắn về các công việc phụ giúp gia đình.



Bước 4: Phân công công việc cho bé


Mỗi người trong gia đình đều có công việc riêng nhưng trách nhiệm chung vẫn là vun đắp cho tổ ấm. Vì vậy, mỗi phương pháp giáo dục trẻ từ độ tuổi mầm non của bố mẹ đều ảnh hưởng tới thói quen của con mình.

Ví dụ: Khi bố đi làm về thì bé có thể giúp bố cất áo, cất nón và các hành động này nên được khuyến khích lặp lại thường xuyên. Đây là kỹ năng và là cách dạy trẻ 5 tuổi mà nhiều phụ huynh áp dụng thành công.



Bước 5: Dạy con kỹ năng sống bằng cách khuyến khích trẻ làm việc


Việc dạy con kỹ năng sống bằng cách khen ngợi đem đến những biểu hiện tích cực cho bé. Bé sẽ vui mừng hơn khi được cha mẹ khen ngoan, khen giỏi. Điều này sẽ khuyến khích những hành động tốt của bé trở thành thói quen, hình thành tính cách cho bé sau này.

Bố mẹ cũng nên khen thưởng bằng những món quà nho nhỏ để bé càng thích thú hơn. Tuyệt đối không nên thưởng tiền khi bé chưa bé hiểu hết được giá trị của nó.



Khuyến khích trẻ làm việc
Khen ngợi đem đến những biểu hiện tích cực cho bé


Phương pháp nuôi dạy trẻ từ 0 - 6 tuổi trong kỹ năng sống tự lập


Đây là giai đoạn đầu đời của trẻ, chính vì vậy mà cha mẹ cần chú ý trong các phương pháp nuôi dạy trẻ từ 0 – 6 tuổi, không nên quá bao bọc trẻ quá kỹ điều này sẽ giúp con bạn chậm thích nghi với các môi trường xung quanh, ngoài gia đình.

 

Phương pháp dạy trẻ 2 tuổi: Rèn luyện các kỹ năng tự lập


Đối với trẻ lúc lên 2 bắt đầu nhận thức được các vấn đề đơn giản xung quanh trong cuộc sống, lúc này phụ huynh nên rèn luyện bé các kỹ năng tự chăm sóc bản thân tự chơi, tự ăn, tự uống nước và thay áo quần khi bẩn…Bên cạnh đó các mẹ cũng nên tập cho con mình thói quen giữ gìn vệ sinh. Đây là phương pháp dạy trẻ 2 tuổi mà phụ huynh cần biết.



Phương pháp dạy trẻ 4 tuổi về kỹ năng tự lập


Các ông bố bà mẹ muốn dạy trẻ 4 tuổi tốt cần tham khảo và đọc thêm các tài liệu hướng dẫn để uốn nắn và giúp bé phát huy tối đa khả năng, sở thích của bản thân.

Với những cách nuôi dạy trẻ 4 tuổi trong kỹ năng sống tự lập như phụ giúp bố mẹ làm việc như dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong, tự bỏ áo quần bẩn của mình vào máy giặt…dù đây là những việc vặt nhưng sẽ giúp trẻ hình thành các thói quen và suy nghĩ tích cực ngay từ khi còn nhỏ.


Phương pháp dạy trẻ 5 tuổi: khuyến khích trẻ làm việc


Khi trẻ bắt đầu ngưỡng cửa 5 tuổi thì các bậc làm cha làm mẹ nên đưa ra các cách dạy trẻ 5 tuổi như khuyến khích và lắng nghe các ý kiến, suy nghĩ của con mình.

Bên cạnh đó phụ huynh cũng nên đưa ra các phương pháp dạy trẻ 5 tuổi thích hợp với lứa tuổi hiếu động, thích thể hiện của bé.

>> Nguồn: vas.edu.vn

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2018

Bí quyết bắt đầu học tiếng Anh hoàn hảo


Tham khảo một số bí quyết dưới đây để học tiếng Anh chất lượng nhưng không cần tốn quá nhiều thời gian nhé.

1. Học tiếng Anh chuẩn nền tảng nhập môn

 
Học tiếng Anh chuẩn nền tảng nhập môn


Trước tiên bạn cần phải nâng cao thêm các kiến thức về chữ cái, cách viết, cách phát âm, Bảng chữ cái Anh và bí quyết để học phụ âm tiếng Anh đọc sao cho chuẩn xác theo như người bản xứ. Khi nền tảng đã vững thì việc học nâng cao tiếng Anh của bản thân không còn quá khó, nhất là đối với ngữ pháp tiếng Anh nâng cao và vốn từ vựng trong tiếng Anh.

2. Rèn luyện nghe nói tiếng Anh


Yếu tố ảnh hưởng nhiều đến kỹ năng nói tiếng Anh của người học đó chính là kỹ năng nghe. Khi đã nghe tiếng Anh chuẩn thì việc phát âm và nói chính xác như người bản xứ là chuyện dễ dàng, ngược lại nếu việc nghe của bạn còn sai sót thì việc nghe thiếu nội dung khi giao tiếp là một sai lầm không đáng có.

Ở Anh Quốc người dân nói thường rất nhanh, những người mới đầu đến đây thường khó có thể bắt kịp tốc độ nói của họ nên phải cần luyện tập cách nói rất nhiều để quen hơn. Bạn hãy thử vừa nói vừa ghi âm lại giọng của bản thân sau đó lấy nó ra luyện nghe lại, phương pháp này khá là hiệu quả cho việc cải thiện kỹ năng nghe của bạn.

Thực hiện các bước ghi âm sau để học nghe nói tốt nhất:

– Phân tích câu nói: soi từ cấu trúc câu đến cách sử dụng ngữ pháp trong câu nói đó.

– Sử dụng các bài nói mẫu của người Anh rồi nghe theo

– Dựa vào các bài nói mẫu tập theo nó

– Ghi âm.

- Nghe lại đoạn bạn vừa ghi âm, đánh giá lại khả năng của mình rồi thử so sánh với bài nói mẫu, hã tìm ra những lỗi sai còn mắc phải và lặp đi lặp lại đến khi chuẩn thì thôi.

3. Ngữ pháp hãy để sau


Không chỉ riêng tiếng Anh, khi học bất cứ ngôn ngữ nào đi nữa, lý thuyết ngữ pháp phức tạp không phải là điều cần được ưu tiên trong việc học ngôn ngữ. Để học tiếng Anh một cách tAnhh thạo và hiệu quả bạn cần hiểu rõ những ngữ pháp căn bản lúc bắt đầu, miễn sao đủ để có thể truyền tải những điều bạn cần nói trong các tình huống giao tiếp hằng ngày là đã đạt yêu cầu.

4. Mở rộng từ vựng càng nhiều càng tốt

 Mở rộng từ vựng càng nhiều càng tốt

 


Kỹ năng tiếng Anh tốt có nghĩ là vốn từ vựng của bạn càng nhiều, không cần ngữ pháp phức tạp bạn vẫn có thể diễn đạt được nội dung mà mình cần nói thông qua từ vựng. Khi học tiếng Anh nhanh hoặc chuyên ngành nhất định, thứ cơ bản bạn cần có là từ vựng thật nhiều.

Để có thể vươn tới trình độ giao tiếp tiếng Anh sơ cấp, việc bạn cần quan tam đó là học thuộc tầm từ 800 đến 1000 từ mới khi bắt đầu học. Từ vựng tiếng Anh không phải là điều quá dễ dàng, bí quyết là đừng quá chú trọng vào lý thuyết, hãy mở tivi lên và xem những mẫu câu hoặc những lyrics bài hát, vì trong đó đã chưa đựng rất nhiều từ vựng mới mẻ mà bạn chưa biết đến, học từ vựng khá là khó bạn cần tốn rất nhiều thời gian để học nó.

5. Học đều và đủ 4 kỹ năng cơ bản


Bạn không được bỏ qua 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nào cả nếu như muốn nói tiếng Anh thật lưu loát.

a. Đọc

 
Đọc tiếng Anh


Đối với kỹ năng đọc, không có cách nào khác hơn là chú ý nghe thầy cô giảng bài, nghe rõ từng chữ từng cách phát âm của giáo viên, có thắc mắc hoặc khó khăn nào đó thì phải hỏi ngay để tránh nhầm lẫn giữa các phát âm mà mình đã học trước đây, chịu khó về nhà luyện đọc thật nhiều từ đó trở tAnhh thói quen khi các bạn muốn nói hoặc viết nó. Bí quyết hữu dụng nhất là bạn nên có quyển sổ tay nho nhỏ để tổng hợp và ghi lại phiên âm đã học theo hệ thống, chú ý là dưới mỗi mục bạn nên ghi thêm ít nhất 1 câu ví dụ điển hình, để dễ dàng xem lại và ôn tập mỗi khi rãnh.

b. Từ vựng


Đối với tất cả các bạn còn bỡ ngỡ với tiếng Anh thì đều nghĩ rằng học tiếng Anh rất khó và hơi khó nhớ, đặc biệt là chữ viết vì là chữ tượng hình khác xa bảng chữ cái Latin quen thuộc. Nhưng thực sự, khi bắt đầu học và dần quen với bảng chữ cái khoa học của Anh Quốc (Hangul) các bạn sẽ thấy khá đơn giản dễ dàng, dễ nhớ và dễ thuộc, các chữ cái kết hợp với nhau thì tAnhh từ vựng, cách đọc dựa vào cách ghép chữ với nhau giống như tiếng Việt. Điều quan trọng là bạn phải hiểu và kiên trì ghi nhớ nó.

Các bạn cũng nên thủ sẵn cho mình 1 quyển tập từ vựng. Mỗi khi đọc bài gặp từ mới thì đánh dấu gạch chân dưới từ đó, tra từ điển xong thì ghi ngay vào vở từ vựng và chăm chỉ học lại nhiều lần đến khi nhớ nó. Ngoài ra đối với các bạn yêu thích các show truyền hình hoặc phim dài tập Anh Quốc, có thể kết hợp với việc vừa học vừa giải trí, bắt gặp từ nào lạ thì ghi chú lại, rãnh thì lấy ra xem bất cứ lúc nào. Thông thường trên truyền hình Anh quốc sẽ có các chữ cái phóng to được thêm vào để tạo thêm phần sinh động, những từ vựng đó thường riêng lẻ và dễ nhớ dễ gây ấn tượng

sâu hơn.

c. Viết


Về kỹ năng viết, bạn cần phải đọc thật nhiều bài viết bằng tiếng Anh, nếu không có cơ hội tiếp xúc với báo hay bài viết tiếng Anh thì các bạn có thể tìm kiếm trên mạng những lyrics nhạc Anh hoặc trong những đề thi TOPIK. Trong đó họ viết rất chuẩn xác, vì thế bạn có thể học cách viết thuần Anh nhất tránh những sai sót thường thấy trong việc học.

d. Nghe

Nghe tiếng Anh

 


Riêng về kỹ năng nghe, bạn cần phải cho đôi tai nghe với giọng điệu phát âm tiếng Anh, bạn hãy thử nghe mà không nhìn câu hỏi, đoán xem nội dung của nó muốn truyền tải là gì, sau đó hãy đọc và giải đáp sau. Có lúc bạn nghe nhiều nhưng vẫn chưa hiểu rõ hoặc chưa nghe rõ từ đó nghĩa là gì là do vốn tự vựng của bạn còn khá là hạn chế nên khó có thể hiểu nội dung mà bạn đang nghe Những lúc như vậy bạn hãy tra từ điển và học thuộc lòng nó, sau đó hãy nghe thử lại xem đã đúng hay chưa. Nghe cho đến khi từ đó bạn cảm thấy thân thuộc. Cố gắng lặp lại nhiều lần cho đến khi kỹ năng nghe lẫn vốn từ trong đầu tăng lên thì kỹ năng nghe sẽ không thể làm khó dễ được bạn nữa.

6. Thử nhiều cách học khác nhau


Bạn cần phải luôn luôn thay đổi nhiều phương thức học tiếng Anh khác nhau, việc này không làm mất của bạn nhiều thời gian mà còn tạo cho bạn sự linh hoạt trong việc học. Thay đổi để cảm thấy có sự mới lạ, từ đó thúc đẩy quá trình học ngôn ngữ của bạn lên , bạn sẽ có một kết quả tốt đồng thời bản thân cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc học hơn. Chẳng hản như ngoài xem phim nghe nhạc, bạn cần đọc truyện, đọc tiểu thuyết thuần Anh, học online,...quá trình tiếp thu kiến thức sẽ dễ dàng hơn bạn nghĩ.

7. Rèn luyện việc học hằng ngày


Điều quan trọng và mang tính quyết định đó là học thường xuyên liên tục hằng ngày, cần cù bù thông minh, cứ rèn cho bản thân thói quen sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống thì tự khắc việc học sẽ trở nên nhẹ nAnhg và ngấm sau vào bản thân giúp bạn ghi nhớ nhanh và tốt hơn. Giao tiếp hằng ngày cũng là cách để bạn tạo được sự phản xạ nhanh nhạy trong các tình huống thông thường.