This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2018

6 bước hoàn hảo rèn luyện kỹ năng ra quyết định

Kỹ năng ra quyết định của người quản lý thực sự là mấu chốt thành công trong nhiều lĩnh vực nhất là đối với kinh doanh. Việc tự chủ trong các quyết định để chỉ đạo và hướng dẫn mọi thứ đi theo đúng kế hoạch đã định là một kỹ năng rất quan trọng của một người lãnh đạo. Và làm thế nào để đưa ra được những quyết định đúng đắn nhất, hãy tham khảo những bí kíp dưới đây nhé

6 bước hoàn hảo rèn luyện kỹ năng ra quyết định


Bước 1: Nhận diện tình huống/vấn đề

Mời bạn tham khảo 6 bước dưới đây để cải thiện kỹ năng ra quyết định của mình.
Bước đầu tiên của kỹ năng ra quyết định là bước nhận diện vấn đề.

 Nếu một vấn đề phát sinh, điều này cản trở và làm chậm bước tiến và ảnh hưởng đến dây chuyền hoạt động thì sự thay đổi là cần thiết. Một khi nhận diện được vấn đề, hãy cố gắng nhìn nhận chúng một cách tổng thể. Việc nhìn nhận vấn đề tổng thể sẽ giúp bạn nhận biết sự bất thường của các chi tiết từ đó có thể xử lý dễ dàng hơn.

Bước 2: Phân tích các vấn đề

Từ việc nhận diện tổng thể và chi tiết, hãy tiến hành phân tích các vấn đề mà bạn nhận diện được, đảm bảo rằng bạn hiểu rõ tất cả các yếu tố có liên quan. Chắc hẳn bạn không muốn mình chỉ giải quyết được các triệu chứng còn vấn đề gốc rễ thì vẫn tồn tại. Hãy phân tích càng cụ thể càng tốt.


Bước 3: Cân nhắc các mục tiêu của bạn

Các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện công việc, không ít thì nhiều chắc chắn ảnh hưởng đến mục tiêu cuối cùng của bạn, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ mục tiêu của mình, bạn biết kết quả mình cần đạt được là gì. Nếu quyết định bạn đưa ra là một giải pháp tức thời, thì hãy cân nhắc xem tính hữu dụng của nó có thể kéo dài bao lâu,  nếu đó chưa phải là một giải pháp dài hơi thì bạn nên cân nhắc, vì đó chưa phải là giải pháp tốt nhất.

Bước 4: Tìm kiếm nhiều giải pháp thay thế

Mỗi vấn đề chứa đựng nhiều khía cạnh, vì vậy đừng quá tập trung vào một mặt, hãy có những giải pháp cho vấn đề của bạn. Càng có nhiều giải pháp, bạn càng hiểu vấn đề của mình từ đó dễ dàng hơn trong việc xác định thời gian và tiền bạc cho các giải pháp thay thế và phân tích xem đâu là lựa chọn khả thi. Nếu không có giải pháp nào là tốt nhất hoặc tất cả các giải pháp đều không thỏa đáng, có thể cần phải tạo ra một giải pháp mới dựa trên sự thỏa hiệp, hoặc kết hợp một vài giải pháp sẵn có với nhau. Lưu ý, nếu quyết định của bạn sau khi đưa ra, không thể thay đổi được thì hãy từ từ và để đầu óc minh mẫn trước khi ra quyết định.


Bước 5: Hành động thích hợp

Sau khi chọn được giải pháp phù hợp, hãy ra quyết định và thực hiện nó. Lúc này bạn cần chủ động với quyết định của mình, hãy chắc chắn rằng bạn đã phân bổ các nguồn lực một cách thích hợp để hành động. Hãy tự tin làm theo kế hoạch mà bạn đã vạch ra trong các giải pháp ở mục số 4.

Bước 6: Đánh giá kết quả thực hiện được

Sau một thời gian hành động, việc kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện được sẽ cho bạn cái nhìn toàn diện về quyết định của bạn. Để thấy được những điều được và mất, bạn có thể trả lời các câu hỏi “Quyết định mà bạn đưa ra có giải quyết được tình hình và đưa công ty của bạn đến gần mục tiêu cuối cùng hơn không? Nếu có, thì ưu điểm của quyết định là gì? Bạn đã chưa làm được điều gì? Cần củng cố gì đối với các quyết định tương tự?”

LỜI KẾT


Kỹ năng ra quyết định là một kỹ năng mà cần phải được thực hành liên tục, việc có được những quyết định đúng đắn sẽ mang lại nhiều thành tựu cao trong công việc. Chúc bạn thành công với các quyết định của mình!

>> Nguồn: hanhchinhnhansu.com

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2018

Đánh giá vai trò của giao tiếp đối với con người

Như chúng ta đã biết, giao tiếp là một hoạt động đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Dù trong cuộc sống hay trong công việc giao tiếp đều là cầu nối giữa con người với con người giúp chúng ta hiểu nhau hơn. Giao tiếp có nhiều vai trò, dưới đây là một số vai trò cơ bản của giao tiếp mà mỗi chúng ta đều cần có.

Đánh giá vai trò của giao tiếp đối với con người

Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội.


– Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người. Nếu không có giao tiếp với người khác thì con người không thể phát triển, cảm thấy cô đơn và có khi trở thành bệnh hoạn.

– Nếu không có giao tiếp thì không có sự tồn tại xã hội, vì xã hội luôn là một cộng đồng người có sự ràng buộc, liên kết với nhau.

– Qua giao tiếp chúng ta có thể xác định được các mức độ nhu cầu, tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm…của đối tượng giao tiếp, nhờ đó mà chủ thể giao tiếp đáp ứng kịp thời, phù hợp với mục đích và nhiệm vụ giao tiếp.

– Từ đó tạo thành các hình thức giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với nhóm, giữa nhóm với nhóm hoặc giữa nhóm với cộng đồng.

Giao tiếp là nhu cầu sớm nhất của con người từ khi tồn tại đến khi mất đi.


– Từ khi con người mới sinh ra đã có nhu cầu giao tiếp, nhằm thỏa mãn những nhu cầu của bản thân.

– Ở đâu có sự tồn tại của con người thì ở đó có sự giao tiếp giữa con người với con người, giao tiếp là cơ chế bên trong của sự tồn tại và phát triển con người.

– Để tham gia vào các quan hệ xã hội, giao tiếp với người khác thì con người phải có một cái tên, và phải có phương tiện để giao tiếp.

– Lớn lên con người phải có nghề nghiệp, mà nghề nghiệp do xã hội sinh ra và quy định. Việc đào tạo, chuẩn bị tri thức cho nghề nghiệp phải tuân theo một quy định cụ thể, khoa học… không học tập tiếp xúc với mọi người thì sẽ không có nghề nghiệp theo đúng nghĩa của nó, hơn nữa muốn hành nghề phải có nghệ thuật giao tiếp với mọi người thì mới thành đạt trong cuộc sống.

– Trong quá trình lao động con người không thể tránh được các mối quan hệ với nhau. Đó là một phương tiện quan trọng để giao tiếp và một đặc trưng quan trọng của con người là tiếng nói và ngôn ngữ.

– Giao tiếp giúp con người truyền đạt kinh nghiệm, thuyết phục, kích thích đối tượng giao tiếp hoạt động, giải quyết các vấn đề trong học tập, sản xuất kinh doanh, thỏa mãn những nhu cầu hứng thú, cảm xúc tạo ra.

– Qua giao tiếp giúp con người hiểu biết lẫn nhau, liên hệ với nhau và làm việc cùng nhau.

Thông qua giao tiếp con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, đạo đức, chuẩn mực xã hội.


– Trong quá trình giao tiếp thì cá nhân điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội, quan hệ xã hội, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực.

– Cùng với hoạt động giao tiếp con người tiếp thu nền văn hóa, xã hội, lịch sử biến những kinh nghiệm đó thành vốn sống. Kinh nghiệm của bản thân hình thành và phát triển trong đời sống tâm lý. Đồng thời góp phần vào sự phát triển của xã hội.

Nhờ giao tiếp con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, đạo đức, chuẩn mực xã hội.

– Nhiều nhà tâm lý học đã khẳng định, nếu không có sự giao tiếp giữa con người thì một đứa trẻ không thể phát triển tâm lý, nhân cách và ý thức tốt được.

– Nếu con người trong xã hội mà không giao tiếp với nhau thì sẽ không có một xã hội tiến bộ, con người tiến bộ.

– Nếu cá nhân không giao tiếp với xã hội thì cá nhân đó sẽ không biết phải làm những gì để cho phù hợp với chuẩn mực xã hội, cá nhân đó sẽ rơi vào tình trạng cô đơn, cô lập về tinh thần và đời sống sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

– Trong khi giao tiếp với mọi người thì họ truyền đạt cho nhau những tư tưởng, tình cảm, thấu hiểu và có điều kiện tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại, biết cách ứng xử như thế nào là phù hợp với chuẩn mực xã hội.

Thông qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức.


–  Trong quá trình giao tiếp, con người nhận thức đánh giá bản thân mình trên cơ sở nhận thức đánh giá người khác. Theo cách này họ có xu hướng tìm kiếm ở người khác để xem ý kiến của mình có đúng không, thừa nhận không. Trên cơ sở đó họ có sự tự điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình theo hướng tăng cường hoặc giảm bớt sự thích ứng lẫn nhau.

– Tự ý thức là điều kiện trở thành chủ thể hành động độc lập, chủ thể xã hội.

– Thông qua giao tiếp thì cá nhân tự điều chỉnh, điều khiển hành vi theo mục đích tự giác.

– Thông qua giao tiếp thì cá nhân có khả năng tự giáo dục và tự hoàn thiện mình.

– Cá nhân tự nhận thức về bản thân mình từ bên ngoài đến nội tâm, tâm hồn, những diễn biến tâm lý, giá trị tinh thần của bản thân, vị thế và các quan hệ xã hội.

– Khi một cá nhân đã tự ý thức được thì khi ra xã hội họ thường nhìn nhận và so sánh mình với người khác xem họ hơn người khác ở điểm nào và yếu hơn ở điểm nào, để nỗ lực và phấn đấu, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt yếu kém.

– Nếu không giao tiếp cá nhân đó sẽ không biết những gì mình làm có được xã hội chấp nhận không, có đúng với những gì mà xã hội đang cần duy trì và phát huy hay không.

– Nếu con người khi sinh ra mà bị bỏ rơi, mà được động vật nuôi thì những cử chỉ và hành động của bản thân con người đó sẽ giống như cử chỉ và hành động của con vật mà đã nuôi bản thân con người đó.

 Sưu tầm bởi kynang.edu.vn

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2018

13 kỹ năng sống người trẻ cần rèn bản thân để thành công

Yếu tố định hình của mỗi người không phải là trình độ học vấn, bằng cấp hay số tiền được thừa kế, mà đó là những kỹ năng sống được trui rèn trong thời gian dài.

Những điều tốt nhất trong cuộc sống có lẽ là sự tự do, nhưng điều đó không có nghĩa mỗi cá nhân sẽ không tốn thời gian, mồ hôi, và sự bền chí để có được tự do ấy. Là một chỉnh thể phức tạp, mỗi cá nhân đều chịu sự tác động từ các điều kiện sống và môi trường giáo dục hoàn toàn khác nhau.






13 kỹ năng sống người trẻ cần rèn bản thân để thành công



13 kỹ năng sống người trẻ cần rèn luyện bản thân

1. Làm chủ giấc ngủ


Giấc ngủ là yếu tố quyết định sức khỏe. Mặc dù rất khó theo dõi giấc ngủ nhưng vẫn có rất nhiều mẹo có thể giúp bạn ngủ ngon. Nhưng bất kể bạn chọn gì, việc tạo ra một thói quen sẽ đem đến cho bạn một đêm ngon giấc.

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc hình thành thói quen ngủ đúng giờ sẽ khiến bạn ngủ ngon và dễ dàng tỉnh dậy hơn. Điều này cực kỳ có lợi cho sức khỏe của bạn về lâu dài.

2. Sự cảm thông
Theo Kamia Taylor: “Có thể bạn là người có tính kỷ luật nhất, xuất sắc nhất, và ngay cả khi giàu có nhất trên thế giới, nhưng nếu không có sự cảm thông thì bạn không khác gì là một người bị tâm thần.”

Sự cảm thông là khả năng cơ bản của con người, nó phản ánh những cảm xúc, những diễn biến tâm lý của người xung quanh. Không chỉ giúp bạn giành được tình cảm – sự biết ơn của họ trong tinh thần đồng đội, nó còn phát huy tác dụng thúc đẩy con người cố gắng hơn nữa nhằm đạt hiệu quả cao nếu bạn làm việc trong môi trường kinh doanh hay dịch vụ. Điều này giúp bạn làm việc “có tâm” hơn là chỉ chạy theo những lợi ích vật chất ngắn hạn, để từ đó củng cố vị trí của bạn trong thời gian lâu dài.

3. Quản lý thời gian
Quản lý thời gian là một trong những kỹ năng được các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao ở nhân viên. Trong đó, điều quan trọng là cách bạn lập một kế hoạch làm việc hiệu quả và nghiêm khắc thực hiện nó, Alina Grzegorzewska giải thích.

“Điều khó khăn nhất đối với tôi là làm thế nào để tạo ra một kế hoạch hoàn chỉnh”, cô viết. Việc quản lý thời gian tốt sẽ giúp cho bạn không bỏ sót bất kỳ việc gì, cũng như khả năng hoàn thành tất cả nhiệm vụ, giảm thiểu khủng hoảng và tạo nên một phong thái chuyên nghiệp, tự tin.

4. Không ngại nhờ giúp đỡ

“Tôi đã từng được chia sẻ trong một buổi phỏng vấn xin việc làm như thế này: Anh không thể làm được công việc nếu như anh không nhờ sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.” Lousie Christy viết, “Tất nhiên là tôi đã nói tôi sẽ không ngại nhờ người khác giúp đỡ tôi trong công việc. Sau đó, tôi đã nhận ra rằng người từng đảm nhận vị trí công việc này đã gây ra một tổn thất lớn cho công ty chỉ vì khăng khăng “tôi biết rõ là tôi đang làm gì.”

Một nghiên cứu gần đây của trường Kinh doanh thuộc Đại học Harvard đã chỉ ra rằng: khi bạn cần sự giúp đỡ, họ sẽ cho bạn những lời khuyên bổ ích, giúp bạn hiểu thêm về khả năng của họ. Điều này rất có ích cho công việc mặc dù bạn không phải là người kém khả năng chút nào.

5. Tính nhất quán

Cho dù bạn đang tham gia khóa học thể dục, đến trường luyện thi LSATs hay theo đuổi một dự án quan trọng, thì tính nhất quán là yếu tố để duy trì bất ký hình thức nào của sự thành công. Khaleel Syed viết.

Khi đạt đến đỉnh cao, con người thường ngừng làm các công việc khó khăn, ông nói, nhưng để duy trì được vị trí cao ấy, họ càng phải nỗ lực hơn nữa để hoàn thành nó. Có như thế vị trí đó của bạn mới có giá trị.

6. Suy nghĩ tích cực
Người khác nghĩ gì về bạn không quan trọng, quan trọng là bạn suy nghĩ về mình như thế nào. Phải mất một thời gian để bạn xây dựng sự tự tin cho mình ngay cả khi chẳng còn ai tin vào điều đó, Shohit Singhai viết.

Trái với suy nghĩ tích cực là suy nghĩ tiêu cực, đây được cho là nguyên nhân của sự tự ti không đáng có của bạn, Betsy Myers, Giám đốc sáng lập của Trung tâm cho phụ nữ và doanh nghiệp Đại Học Bentley giải thích.

7. Học cách im lặng


Đôi khi bạn chỉ cần im lặng. Bạn không thể luôn than vãn về những điều không phù hợp với mình

Giữ ý kiến cho riêng mình là hành động tốt nhất. Khi đang tức giận, kích động, buồn bã hay bực mình, chúng ta sẽ thốt ra những điều có thể làm cho bản thân cảm thấy hối tiếc. Im lặng là một trong những kỹ năng có giá trị nhất và cũng khó khăn nhất để tìm hiểu.

8. Lắng nghe
Việc lắng nghe không khó khăn như bạn tưởng khi bạn học được cách kìm chế phát ngôn của mình, bà Nicole Lipkin, tác giả của cuốn sách “Tại sao thủ lĩnh lại thức khuya” chia sẻ.

Bỏ điện thoai sang một bên, bạn sẽ nhận ra rằng lắng nghe không khó khăn như bạn nghĩ. Lắng nghe họ, ghi chú các thông tin để có thêm góc nhìn mới về cuộc sống cũng như không làm hỏng việc. Từ đó rèn luyện năng lực cảm thông đối với người khác.

9. Tránh lo chuyện bao đồng
Aarushi Sharma viết: “Phải mất rất nhiều thời gian để học và làm chủ được điều này”.

Quan tâm quá mức vào việc của người khác khi không được nhờ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công việc của bạn, không những không giúp ích gì được cho bạn mà còn gây lãng phí thời gian.

10. Không nói xấu sau lưng
Top 13 kỹ năng sống cần thiết cho giới trẻ
“Mối quan hệ là điều quan trọng nhất trong cuộc sống này”, Jason T Widjaja viết. “Điều quan trọng nhất trong việc xây dựng và duy trì một mối quan hệ để chúng thực sự tốt đẹp là lòng tin”.

Một trong những điều khiến bạn dễ mất lòng tin của một ai đó chính là việc buôn chuyện của người đó sau lưng họ, một cách lén lút.

11. Nắm vững những suy nghĩ của bạn
Mark Givert viết: Để hoàn thành những gì bạn làm và đạt được những gì bạn muốn, bạn cần phải định hướng suy nghĩ của mình một cách có ý thức.

Trong thực tế, mỗi người là sản phẩm của quá khứ, những suy nghĩ của chúng ta đều bị ảnh hưởng từ những gì đã xảy ra. Tuy nhiên quá khứ không bằng tương lai, ông nói.

12. Luôn cảm thấy hạnh phúc trong thời điểm hiện tại
Theo Matt Killingsworth, nhà nghiên cứu hạnh phúc cho biết, chúng ta thường có xu hướng cảm thấy không tốt ở thời điểm hiện tại. Ông nói, hầu hết mọi người mất 47% thời gian để suy nghĩ về môt cái gì đó khác với việc họ đang làm. Điều này làm tổn thương hạnh phúc của chúng ta.

Ông cho rằng mọi người sẽ cảm thấy không hạnh phúc khi họ không chú tâm đến vấn đề họ đang làm. Vì thế để cảm nhận điều này, họ nên tập trung vào công việc hiện tại hơn là thả trôi suy nghĩ của mình vào những cái khác trong cùng thời điểm.

13. Nói thẳng nói thật

Top 13 kỹ năng sống cần thiết cho giới trẻ
Việc nói thẳng nói thật ở nơi công cộng có thể sẽ rất khó đối với nhiều người trong chúng ta. Warren Bufett, ông trùm kinh doanh ở Mỹ đã chia sẽ rằng thậm chí ông cảm thấy rất tệ khi diến thuyết nơi công cộng.

Buffett nói rằng ông đã khắc phục nhược điểm sợ hãi này bằng cách thực tập khả năng diễn thuyết thường xuyên. Và quan trọng nhất là nó đem lại hiệu quả rất đáng kể.

>> Nguồn: Internet

Theo BI

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2018

Tính từ tiếng Anh thông dụng đuôi –ly


Một quy tắc chung thường gặp trong ngữ pháp tiếng Anh đó là Trạng từ (Adverb) thường sẽ kết thúc bằng đuôi -ly.  Song có một số những NGOẠI LỆ khi mà một vài TÍNH TỪ  có dạng tận cùng là -ly. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng tìm hiểu về một số tính từ tiếng Anh đuôi -ly trong bài viết dưới đây.


Tính từ tiếng Anh thông dụng đuôi –ly


1. Tính từ tiếng Anh đuôi -ly rất thông dụng

Daily: hàng ngày
Early: sớm
Elderly: già, lớn tuổi
Friendly: thânthiện
Likely: có khả năng sẽ xảy ra
Costly : đắt đỏ
Friendly : thân thiện
Lively : sinh động
Lonely : lẻ loi
Lovely : đáng yêu
Manly : nam tính
Silly : ngớ ngẩn
Ugly : xấu xí
Daily /ˈdeɪli/: hàng ngày.
Nightly /ˈnaɪtli/: hàng đêm.
Yearly /ˈjɪəli/: hàng năm.
Weekly /ˈwiːkli/: hàng tuần.

2. Tính từ tiếng Anh đuôi -ly  khá thông dụng

Timely /ˈtaɪmli/: đúng lúc, đúng thời điểm
Silly /ˈsɪli/: ngớ ngẩn
Manly /ˈmænli/: nam tính
Costly /ˈkɒstli/: tốn kém.
Lively /ˈlaɪvli/: trực quan, sống động.
Goodly /ˈɡʊdli/: đẹp, ý nghĩa, to lớn
Unlikely: không có khả năng xảy ra
Monthly: hàng tháng
Weekly: hàng tuần
Brotherly : như anh em
Comely : duyên dáng
Costly : đắt đỏ
Goodly : có duyên
Homely : giản dị
Lowly : hèn mọn
Masterly : tài giỏi
Scholarly : uyên bác
Shapely : dáng đẹp
Timely : đúng lúc
Unseemly : không phù hợp

3. Tính từ tiếng Anh đuôi -ly  kém thông dụng hơn

Homely /ˈhəʊmli/: giản di, chất phác
Comely /ˈkʌmli/: duyên dáng
Brotherly /ˈbrʌðəli:/ tình anh em, đồng chí
Chilly: se se lạnh
Orderly/ disorderly: ngăn nắp/ lộn xộn
Ghostly: giống như ma
Heavenly: đẹp đẽ, tuyệt vời (như thiên đường)
Hourly: hàng giờ
Jolly: vui nhộn
Nightly: hằng đêm
Oily: nhiều dầu mỡ
Quarterly: hàng quý
Smelly: bốc mùi khó chịu
Comely : duyên dáng
Cowardly : hèn nhát
Ghastly : rùng rợn
Ghostly : mờ ảo như ma
Godly : sùng đạo
Holy : linh thiêng
Humanly : trong phạm vi của con người
Lowly : hèn mọn
Miserly : keo kiệt
Ungainly : vụng về
Unruly : ngỗ ngược
Unsightly : khó coi
Unseemly : không phù hợp
Unworldly : thanh tao
Trên đây là những tính từ tiếng Anh đuôi –ly thông dụng mà bạn nên bổ sung ngay cho vốn từ của mình để học tiếng Anh hiệu quả hơn, Benative Việt Nam chúc bạn học tốt
>> Tổng hợp nhiều nguồn.

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2018

Đề xuất tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam: "Trước sau gì cũng phải thực hiện"

Trước đề xuất tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam, GS Nguyễn Minh Thuyết cho hay bản thân hoàn toàn ủng hộ khi cho rằng đây là việc trước sau gì cũng xảy ra và phải thực hiện.

Đề xuất này được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra tại Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp 2018 với chủ đề “Tìm giải pháp đột phá cho khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam” diễn ra tuần trước.

Thực tế không phải đây là lần đầu tiên đề xuất này được đưa ra. Trước đó vào tháng 8/2016, ý tưởng cần xác định xây dựng lộ trình đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 ở Việt Nam đã được đưa ra trước thềm năm học 2016-2017.

Đề xuất tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam: 'Trước sau gì cũng phải thực hiện'



Đề xuất tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ 2 của Việt Nam: "Trước sau gì cũng phải thực hiện"
 GS Nguyễn Minh Thuyết. Ảnh: Thanh Hùng.


Chia sẻ về đề xuất này, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới cho rằng nên ủng hộ bởi đây là việc sớm hay muộn vẫn phải thực hiện.

“Hiện Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới và tiếng Anh là ngôn ngữ giao dịch quốc tế. Gần nhất, Việt Nam là thành viên của cộng đồng ASEAN và ngôn ngữ để giao tiếp chung trong khối cũng là tiếng Anh. Vậy nên, việc đề cao vai trò của tiếng Anh là hết sức cần thiết và việc đề xuất tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai của Việt Nam, theo tôi trước sau gì cũng xảy ra và phải thực hiện”.

Theo ông Thuyết, việc công nhận tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai sẽ thúc đẩy người dân học tiếng Anh. Nếu không phải toàn dân học tiếng Anh thì ít nhất là lớp trẻ.

Tuy nhiên, theo ông Thuyết việc này không thuộc thẩm quyền của Chính phủ mà phải được Quốc hội thông qua.

“Cần phải xem việc này liệu có phù hợp Hiến pháp không, đồng thời cần phải xem thẩm quyền của Quốc hội đến đâu để công nhận ngôn ngữ thứ hai. Bởi trong Hiến pháp của Việt Nam thì ngôn ngữ quốc gia chỉ là tiếng Việt thôi. Vấn đề này phải được nghiên cứu kỹ lưỡng. Hiến pháp năm 2013 mới là hiến pháp đầu tiên xác định ngôn ngữ quốc gia. Ngoài ra cũng cần xem xét, nếu như vậy, thì có cần bổ sung nội dung hiến pháp hay không”, ông Thuyết nói.

Theo ông Thuyết, ở Việt Nam gặp khó khăn là tiếng Anh chưa phải ngôn ngữ phổ biến, nhiều người không sử dụng tiếng Anh. “Dù lớp trẻ nhiều bạn sử dụng được nhưng chưa phải số đông, không phải tất cả giới trẻ sử dụng được. Điều này cũng khiến việc phổ cập tiếng Anh tới toàn dân khó khăn hơn”.

Ông Thuyết cho rằng, nếu muốn đề xuất này trở thành hiện thực thì sẽ phải dạy tiếng Anh cho một số lượng người rất lớn. “Tất nhiên cũng có thể chỉ tập trung nhiều nhất vào lớp trẻ, lực lượng nòng cốt cho tương lai”.

“Ngoài ra còn cần phải tăng cường đào tạo đội ngũ giáo viên dạy tiếng Anh cả về số lượng lẫn chất lượng thì mới có thể thực hiện việc phổ cập tiếng Anh được.

Giờ đây đã thuận lợi hơn rất nhiều nhưng chắc chắn cũng sẽ không thể tránh khỏi một bộ phận người dân ít cởi mở trong việc thừa nhận một ngoại ngữ làm ngôn ngữ thứ 2 của đất nước”.

Tuy nhiên, ông Thuyết vẫn cho rằng mỗi người, đặc biệt là giới trẻ hầu hết vẫn có động lực để khiến đề xuất này khả thi. “Bởi Việt Nam ngày càng hội nhập quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài đến với chúng ta cũng rất nhiều và một trong những yêu cầu tuyển dụng của họ ở những vị trí chuyên môn cao là phải thành thạo tiếng Anh. Chưa nói, nếu có tiếng Anh thì cũng là một thuận lợi cho các bạn trẻ khi học tập, sinh hoạt và làm việc ở nước ngoài”

GS Thuyết cũng đặc biệt nhấn mạnh động cơ học của trẻ, bởi việc học ngoại ngữ cần phải được các em học sinh, sinh viên chủ động tiếp cận, thầy cô giáo chỉ có vai trò hướng dẫn những bước cơ bản.

Theo ông Thuyết, nếu tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai của Việt Nam thì cần phải có sự thay đổi trong chương trình giáo dục.

Ông Thuyết cho hay, chương trình giáo dục phổ thông mới vừa được xây dựng vẫn tương thích và số tiết dạy đủ đáp ứng nếu trường hợp đề xuất này được triển khai mà không cần phải bổ sung.

“Theo Đề án Ngoại ngữ của Chính phủ thì ngoại ngữ bây giờ cũng đã bắt đầu được dạy từ lớp 3 và mỗi một cấp học sẽ phải hoàn thành một bậc trong khung ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam (tham chiếu theo khung ngoại ngữ của Châu Âu).

Nghiên cứu chương trình tiếng Anh ở một số nước mà học sinh nói tiếng Anh tốt thì họ cũng chỉ học 3-4 tiết/tuần. Cái chính vẫn là học sinh có động cơ và tự học là nhiều. Khi có động cơ, người ta sẽ tranh thủ học bằng mọi cách. Nhà trường chỉ cung cấp kiến thức cơ bản, còn mỗi cá nhân phải chủ động học thêm, như tự đọc sách, báo, nghe đài bằng tiếng Anh, hay xin đến những công ty du lịch để làm hướng dẫn viên, phục vụ bàn, phục vụ phòng,... nhằm tăng cơ hội giao tiếp tiếng Anh. Như vậy về cơ bản chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng vẫn đáp ứng được”, ông Thuyết nói.


>> Nguồn:
Thanh Hùng

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2018

Cách giảm gánh nặng môn tiếng Anh cho học sinh thi vào lớp 10

Theo hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức, trước khi đến lớp, các em cần chuẩn bị tốt bài ở nhà, đọc kỹ sách giáo khoa và làm bài tập.

Năm nay, thay vì chỉ thi 2 môn Toán và Ngữ văn như những năm trước, học sinh Thủ đô sẽ dự thi 4 môn gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và một môn khác. Việc tăng gấp đôi môn thi và không có sự chuẩn bị từ trước khiến nhiều học sinh cuối cấp THCS lo lắng. Áp lực càng tăng lên khi chỉ có 60-62% số học sinh tốt nghiệp THCS sẽ được tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập của Hà Nội. Số còn lại sẽ theo học tư thục, trung tâm giáo dục thường xuyên và học nghề.


Cách giảm gánh nặng môn tiếng Anh cho học sinh thi vào lớp 10


Trong khi hai môn Văn, Toán không thay đổi so mọi năm thì Ngoại ngữ đang là trở ngại lớn với nhiều học sinh cuối cấp hai.

Nam Anh, một học sinh lớp 9, cho biết, do tập trung học Toán, Văn để thi vào lớp 10 nên tiếng Anh bị mất gốc, cậu cảm thấy rất áp lực vì chỉ còn thời gian ngắn nữa nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Tâm lý bị động cộng với lỗ hổng kiến thức là điều mà không chỉ Nam Anh gặp phải trong kỳ thi sắp tới.

Ở Hà Nội, nhiều phụ huynh đầu tư cho con đi học tiếng Anh ở trung tâm từ nhỏ. Ưu điểm của các bạn này là thiên về phản xạ, giao tiếp, tuy nhiên không phải chương trình học nào cũng đồng bộ với trên lớp. Mặt khác, nhiều học sinh đi du học chỉ tập trung trau dồi vốn tiếng Anh nên không chú tâm học các môn khác. Việc phải thi 4 môn đòi hỏi các em học đều, khối lượng kiến thức lớn.

Trước kỳ thi quan trọng, nỗi lo đó không chỉ dừng lại ở các sĩ tử mà các bậc phụ huynh cũng "đứng ngồi không yên". Chị Nguyễn Diệu Linh, Hà Nội, có con sắp vào lớp 10, chia sẻ: "Để chuẩn bị cho kỳ thi này, vợ chồng tôi và con đã lên kế hoạch từ những ngày đầu cấp".

Chị Hằng, Thanh Xuân, Hà Nội khá bối rối khi đứa thứ hai của chị sắp bước vào kỳ thi lớp 10: "Nghĩ về những ngày sắp tới, tôi thực sự thấy thương con mình". Cùng nỗi lo của bà mẹ có con chuyển cấp, thay vì ngồi một chỗ để lo, chị Quyên, Cầu Giấy, Hà Nội, tất tưởi đi tìm trung tâm luyện thi tiếng Anh cho con. Lần đầu tiên môn Ngoại ngữ được đưa vào kỳ thi lớp 10, chị và con đều lo lắng.


Gỡ nút tiếng Anh trước các kỳ thi


Thầy Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức cho rằng, ngoại ngữ là môn học để hội nhập. Do vậy, việc đưa môn học này để làm yêu cầu bắt buộc cho kỳ thi tuyển sinh vào các lớp đầu cấp là hợp lý.

Đề thi minh họa tiếng Anh đòi hỏi học sinh đáp ứng 3 mức độ nhận thức: nhận biết - thông hiểu - vận dụng ở mức độ thấp. Số lượng câu hỏi yêu cầu học sinh phải đạt mức độ vận dụng cao chỉ chiếm 15%, chủ yếu dành cho các bạn mong muốn đạt được điểm 9, 10.

Các em cần dành một vài tuần ôn tập lại kiến thức từ lớp 6, 7, 8 và tập trung nhiều cho chương trình lớp 9. Trước khi đến lớp, các em cần chuẩn bị tốt bài ở nhà, đọc kỹ sách giáo khoa và làm bài tập. Trên lớp, các em cần chú ý nghe hướng dẫn, tích cực luyện tập và phối hợp học cùng bạn bè.

Đồng thời, việc đầu tư tiếng Anh cũng sẽ có hiệu quả lâu dài trước các kỳ thi đầu vào cấp 3, tốt nghiệp cấp 3. Nếu có chứng chỉ IELTS, các em sẽ được miễn thi tốt nghiệp THPT tiếng Anh, đây chính là một giải pháp hữu ích mà các phụ huynh và thí sinh nên lựa chọn.

Kỳ thi IELTS đánh giá đầy đủ 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết. Học sinh nên thi chứng chỉ IELTS vào khoảng thời gian lớp 11 để không bị vướng bận hay áp lực bởi kỳ thi tốt nghiệp THPT hay đại học. Để chuẩn bị cho bài thi, các em thường phải mất từ 3 đến 4 năm chuẩn bị. Vì vậy, thời điểm thích hợp nhất để chuẩn bị khái niệm và nền tảng IELTS là những năm học THCS.


Với nhiều năm kinh nghiệm đào tạo IELTS, Ames English lên lộ trình, định hướng IELTS sớm cho học sinh.

Ngoài tự học, các em cần tìm một trung tâm tiếng Anh đồng bộ được việc học tập ở nhà trường và trên lớp để đảm bảo vượt qua các kỳ thi, đồng thời "dắt túi" chứng chỉ IELTS để được miễn thi.

"Là đối tác 8 năm của Nhà xuất bản Giáo dục trong việc số hóa sách giáo khoa tiếng Anh nên Ames English tích hợp chương trình học trên lớp và trung tâm, từ đó, giúp học sinh đi luyện thi chứng chỉ ở trung tâm nhưng điểm trên lớp vẫn cao. Điều này giải quyết trở ngại mà nhiều bậc phụ huynh băn khoăn là chương trình học trên trường và trung tâm khác hẳn nhau", đại diện Trung tâm Ames English chia sẻ.

Ngoài ra, Ames phát triển ứng dụng đồng bộ với chương trình học và chấm điểm được cả ở trường, ở trung tâm tiếng Anh và ở nhà. Hệ thống chấm điểm này tạo thành dữ liệu lớn có thể tra cứu và theo dõi mức độ tiến bộ của từng học sinh. Nhờ đó, cha mẹ nắm được đầy đủ thông tin về các bài tập, bài kiểm tra của con và hiểu rõ điểm mạnh, điểm cần khắc phục và sự tiến bộ của con hàng ngày.

Trung tâm có nhiều năm kinh nghiệm đào tạo IELTS. Vì vậy, học tại trung tâm, học sinh vừa có thể ôn thi vào 10, vừa là tiền đề chinh phục chứng chỉ quốc tế, đủ điều kiện đi du học, tuyển thẳng vào một số trường đại học, miễn thi tốt nghiệp trung học phổ thông...

>> Nguồn: Thế Đan