This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

Những kỹ năng mềm trường đại học không dạy bạn

Bạn có biết rằng, nhiều sinh viên có kỹ năng học tập xuất sắc nhưng lại không thể thành công trong sự nghiệp. Bạn có số điểm cao hơn, bằng đẹp hơn, không có nghĩa rằng bạn sẽ làm việc tốt hơn người khác. Đừng bỏ qua việc phát triển những kỹ năng mềm bên ngoài lớp học để tiếp cận công việc và đồng nghiệp tốt hơn sau khi ra trường nhé.

Các chuyên gia nói rằng nhiều học sinh, tốt nghiệp với bảng điểm đẹp vẫn không hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng mềm. Bạn không thể giao tiếp hiệu quả nếu chỉ biết nói chuyện hay nhắn tin qua mạng, khả năng đàm phán, thương thuyết mới là chìa khóa của vấn đề.






Những kỹ năng mềm trường đại học không dạy bạn


Bạn có ý tưởng tốt, nhưng sẽ không thể làm việc hiệu quả nếu thiếu kỹ năng quản lý dự án và quản lý thời gian.

Hầu hết các nhà tuyển dụng đánh giá cao kỹ năng mềm cũng như kỹ năng học tập, làm việc, lập trình máy tính.

77% các nhà tuyển dụng cho rằng kỹ năng mềm và cứng có tầm quan trọng như nhau. Trong khi đó 16 % nói rằng họ còn đánh giá kỹ năng mềm cao hơn so với tài năng hữu hình.

"Nếu một sinh viên bị buộc ngồi học cả ngày một cách cô lập và chỉ đơn thuần là tập trung để ghi nhớ thì khả năng học các kỹ năng mềm bị ức chế đáng kể", Tomlin – một chuyên gia tuyển dụng nói. "Học tập quá căng thẳng đôi khi làm giảm cơ hội phát triển các kỹ năng mềm của sinh viên.

Ngược lại, các chương trình khuyến khích sự hợp tác, học tập dựa trên việc làm hoạt động đội, nhóm, cộng đồng sẽ giúp tăng cường kỹ năng mềm cho sinh viên.

Vậy làm thế nào để giúp phát triển các kỹ năng mềm cho sinh viên?

1. Học tập và chia sẻ


Hãy học tập các kỹ năng mềm bạn sẽ sử dụng hàng ngày, như quản lý thời gian hoặc giải quyết vấn đề, khi làm việc với sếp hay khách hàng. Dưới sự hướng dẫn, các sinh viên có thể thực hành các kỹ năng như hợp tác, thông tin liên lạc.

2. Tham gia các hoạt động nhóm


Teens cũng có thể học được những kỹ năng mềm thông qua một nhóm, tổ chức, câu lạc bộ, hoặc hoạt động, nơi có sự tương tác cá nhân, khi bạn đang chịu trách nhiệm, và bạn là một phần của một tổ chức, câu lạc bộ đó.

Hãy mạnh dạn xin một công việc bán thời gian vào đầu năm học hay mùa hè để xây dựng các kỹ năng mềm cho sinh viên như quản lý thời gian, đúng giờ, và dịch vụ khách hàng.

Ngay cả một công việc đầu tiên trong một cửa hàng bán điện thoại hay bán đồ ăn nhanh cũng đòi hỏi rất nhiều kỹ năng mềm.


Top 10 kỹ năng mềm các nhà tuyển dụng mong muốn nhân viên của mình có được:

1. Nguyên tắc làm việc tuyệt vời

2. Đáng tin cậy

3. Thái độ tích cực

4. Nhiệt tình

5. Có tinh thần đồng đội

6. Kỷ luật

7. Chịu áp lực tốt

8. Giao tiếp hiệu quả

9. Linh hoạt và khả năng thích nghi tốt


>> Nguồn: Kênh 14

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2018

Cho trẻ học ngoại ngữ, cần nhìn xa trông rộng bắt kịp xu hướng thế giới

Với nhu cầu phát triển của xã hội ngày nay, việc cho con học ngoại ngữ trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh, nhưng học thế nào cho đúng và đủ mới chính là câu hỏi quan trọng nhất. Để giỏi tiếng Anh, học như thế nào và bao nhiều cho đủ?

Cho trẻ học ngoại ngữ, cần nhìn xa trông rộng bắt kịp xu hướng thế giới


Tiếng Anh, ngôn ngữ quốc tế quan trọng nhất hiện nay, được xem là chìa khóa mở lối tương lai cho các bạn trẻ. Nhiều bậc phụ huynh không ngần ngại chi những khoản phí lớn để đầu tư cho việc học ngoại ngữ con em mình. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển của giáo dục toàn cầu, giữa vô vàn phương pháp học Anh ngữ, đâu là sự lựa chọn đúng đắn để các bé theo đuổi và phát triển kỹ năng tốt nhất?

Không ít người cho con theo học những chương trình Anh ngữ để lấy các văn bằng quốc tế trong và ngoài nước với hy vọng con trẻ có được cơ hội nghề nghiệp tốt trong tương lai. Tuy nhiên, khi bước ra môi trường học tập và làm việc ở quốc tế, nhiều bạn trẻ vẫn còn lúng túng khi gặp phải các trở ngại do thiếu sự chuẩn bị tốt về vốn tiếng Anh chuyên ngành, thiếu khả năng làm việc nhóm, khó khăn khi hòa nhập với môi trường mới. Điều này ít nhiều gây cản trở đến thành công tương lai, khiến cả phụ huynh và học sinh đều lo lắng.


Học đón đầu xu hướng

Cho trẻ học ngoại ngữ, cần nhìn xa trông rộng bắt kịp xu hướng thế giới
STEAM English là phương pháp đang được áp dụng rộng rãi hiện nay trên thế giới

 

Kết hợp được những ưu điểm trong việc giảng dạy tiếng Anh với kiến thức chuyên ngành và các kỹ năng cần thiết, STEAM English là phương pháp đang được áp dụng rộng rãi hiện nay trên thế giới nhờ khắc phục được những vấn đề mà phụ huynh và học sinh đang phải đau đầu. STEAM English được biên soạn theo giáo trình Cambridge và US Common Core phối hợp với thực hành các thí nghiệm trực quan STEAM theo tiêu chuẩn quốc tế. Năm chữ cái đại diện cho các môn học thuộc những khối ngành thống lĩnh toàn cầu hiện nay: S - Science (Khoa Học), T - Technology (Công nghệ), E - Engineering (Kỹ thuật), A - Art (Nghệ thuật) và M - Maths (Toán học) khiến STEAM nhận được nhiều sự quan tâm của các chuyên gia giáo dục lẫn những phụ huynh ở Việt Nam và châu Á .


Phương pháp STEAM English hướng đến việc đào tạo thế hệ trẻ sử dụng Anh ngữ lưu loát trong học tập và công việc chuyên môn, rèn luyện suy nghĩ độc lập, khả năng phân tích vấn đề, khả năng làm việc nhóm thông qua các thí nghiệm thực tiễn STEAM trong giờ học tiếng Anh.

Theo dự đoán, trong khoảng thời gian từ năm 2010 - 2020, số lượng nghề nghiệp yêu cầu những kiến thức thuộc STEAM tăng lên nhanh chóng từ 16% - 62% trên thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc các học sinh thuộc khối ngành STEAM sẽ có nhiều ưu thế hơn khi lựa chọn hướng đi tương lai của mình. Tại Việt Nam, chương trình STEAM English được giảng dạy cho các học sinh độ tuổi từ 6 -16, khoảng thời gian rất quan trọng trong việc hình thành tư duy, tiếp thu kiến thức mới và khám phá những khả năng của bản thân.

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2018

Bí quyết giúp bạn phát triển ý thức tự giác bản thân

Ý thức tự giác là điều hết sức cần thiết, đây là một hình thức rèn luyện bản thân chọn lọc, giúp chúng ta hình thành thói quen từ cách nghĩ, cách nói và hành động với mục đích nâng cao bản thân, đem lại kết quả mong muốn trong công việc và cuộc sống.

 

Bí quyết giúp bạn phát triển ý thức tự giác bản thân


Có một cậu chuyện như sau: Ngày xưa, có một ông vua nọ sai quân lính để một hòn đá lớn chắn ngang đường đi, sau đó ông nấp sau một bụi cây gần đó và quan sát. Lần lượt, vị vu thấy những người thương nhân giàu có, cận thần của ông đi qua nhưng không ai xuống xê dịch tảng đá sang bên đường để đi lại thuận tiện hơn cả mà họ chỉ đổ lỗi rằng tại sao lại để hòn đá ra giữa đường.

Tuy nhiên, một lúc sau vị vua thấy một người nông dân đang kéo xe đầy hàng đi tới, thấy tảng đá, người nông dân bèn dừng xe và dùng hết sức đẩy tảng đá vào vệ đường . Vừa làm vừa nói rằng: Thật không may nếu như ai đó đi qua mà vấp phải tảng đá này. Xong xuôi, người nông dân trở xe tiếp tục đi, thì thấy bọc điền to đùng đặt ngay chỗ mà ông di chuyển tảng đá. Đó chính là món quà mà Đức Vua dành tặng cho người có ý thức di chuyển tảng đá, để những người sau không bị vấp ngã.

Ý thức tự giác

Qua câu chuyện kể trên, bạn liên tưởng tới điều gì? Phải chăng chính là ý thức tự giác? Vậy đã bao giờ bạn rơi vào tình huống tương tự và cách giải quyết của bạn như thế nào?

Tự giác không phải là bẩm sinh, nhiều đánh giá cho rằng điều quyết định hành vi tự giác của một người phụ thuộc vào ý thức của những người trong cùng một gia đình. Một đứa trẻ sẽ không có ý thức tự giác khi cha mẹ chúng không có.

Ý thức tự giác có thể được rèn luyện để cải thiện, duy trì và phát triển. Ví như việc một đứa trẻ sẽ tự giác đánh răng mỗi tối trước khi đi ngủ nếu như anh chị hoặc ba mẹ chúng đều làm như vậy. Và một đứa trẻ có tự giác ngay từ khi còn nhỏ sẽ quyết định tính cách của nó khi lớn lên.

Đây là một hình thức rèn luyện bản thân chọn lọc, tạo nên thói quen mới trong cách suy nghĩ, phát ngôn và hành động với mục tiêu nâng cao bản thân và hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Rèn luyện ý thức tự giác cho bản thân

Rèn luyện ý thức tự giác là nhiệm vụ được định hướng và có chọn lọc, nó là kết quả của một quá trình lặp đi lặp lại, kiên trì và bền bỉ nỗ lực chứ không phải là sự dễ dãi.


Bạn có thể rèn luyện ý thức tự giác bản thân bằng việc lên kế hoạch thực hiện những việc nhỏ trong một thời gian nhất định. Hãy lên kế hoạch cho bản thân mỗi ngày và duy trì việc thực hiện.

Việc xây dựng kết hoạch sẽ giúp bạn tập trung vào thứ tự công việc ưu tiên, giúp bạn chú trọng thực hiện nhiệm vụ, tránh được sự chần chừ, cân nhắc. Ngoài ra, cần theo sát quá trình thực hiện, đánh giá những gì làm được và chưa làm được, mất bao nhiêu thời gian để làm được việc đó để điều chỉnh lại cho phù hợp

Rèn luyện ý thức tự giác sẽ giúp bạn quản lý thời gian, quản lý bản thân hiệu quả. Do đó hãy duy trì quá trình rèn luyện ý thức tự giác. Đừng nản chí, đừng để những thử thách từ thói quen lười biếng, hưởng thụ làm bạn chùn bước. Bạn có thể nghỉ ngơi, thư giãn một chút rồi lại đối đầu với chúng.


Tự giác là kỹ năng mềm cần thiết cho mỗi người, giúp bạn thành công hơn, hạnh phúc hơn trong học tập, công việc và cuộc sống. Hãy rèn luyện ý thức tự giác cho bản thân để trở thành một người tốt, có ích và có chỗ đứng trong xã hội. 

>> Nguồn: giaoduchuongnghiep

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

Những kỹ năng sống trẻ em Nhật được nuôi dạy

Những điều khác biệt trong cách dạy kỹ năng sống cho con của người Nhật dưới đây sẽ khiến bạn không khỏi ngạc nhiên.

Kỹ năng sống trong tiếng Nhật vừa đề cập đến phạm trù đạo đức tư cách của một con người, vừa là những kỹ năng, năng lực cần thiết mà một con người cần được rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ. Ở Nhật không có sách giáo khoa dạy riêng về kỹ năng sống, nhưng học sinh Nhật có một môn học Đạo đức ở trường cũng dạy những nội dung gần như bao hàm trong đó.

Những kỹ năng sống trẻ em Nhật được nuôi dạy



Được dạy từ khi mới sinh ra


Điều quan trọng hơn cả người Nhật quan niệm dạy kỹ năng sống cho trẻ không phải bắt đầu từ khi trẻ đi học, mà nó cần được dạy ngay từ khi trẻ mới sinh ra và cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên và quan trọng nhất để dạy trẻ những kỹ năng ấy.

Triết lý giáo dục mầm non


Triết lý được thống nhất trong các trường mầm non là “học mà chơi”. Môi trường học giảm tải tối đa lý thuyết đối với học sinh mầm non mà thay vào đó, trẻ được tự do vui chơi, học các kỹ năng sống, khám phá thiên nhiên…

Có hai mô hình trường mẫu giáo


Đó là trường dành cho những đứa trẻ có mẹ đi làm và bà mẹ nội trợ. Trường học dành cho trẻ có mẹ đi làm được chính phủ hỗ trợ 150 USD mỗi tháng (bao gồm bữa trưa được đầu bếp của nhà trường chuẩn bị đảm bảo tiêu chuẩn dinh dưỡng).

Trẻ em đi bộ đến trường


Trẻ em Nhật Bản tự đi bộ đến trường từ năm lên bảy tuổi. Những người cao tuổi trong khu vực sẽ trở thành tình nguyện viên hướng dẫn cho các cháu nhỏ sang đường để đảm bảo an toàn. Những người cao tuổi rất vui vẻ và nhiệt tình được làm công việc này.

Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng

Tại các thị trấn, khu dân cư ở Nhật Bản thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể như cùng nhau dọn dẹp khu phố và các đền chùa địa phương. Điều này giúp những người hàng xóm gần gũi và thân thiện hơn. Trẻ em cũng nhờ vậy dễ hòa đồng và phát triển kỹ năng giao tiếp tốt hơn.

Văn hóa nơi công cộng

Trẻ em ở xứ sở mặt trời mọc luôn thể hiện cách cư xử đúng mực và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định chung nơi công cộng như xếp hàng, chờ tàu điện ngầm, không quấy khóc trong siêu thị,...

Chơi cùng con

Tiếng Nhật có một cụm từ ikumen (chế từ ikemen nghĩa là handsome) để dành tặng cho những ông chồng đảm đang chia sẻ với vợ việc nhà, và chăm sóc con cái. Ngày nay hầu như đàn ông Nhật nào cũng giác ngộ điều cơ bản ấy, nên không hiếm cảnh người bố vừa địu, vừa dắt con đi học hay đi chơi. Và họ rất chịu khó chơi cùng con cái, nhất là những môn cần đến vận động như leo trèo, đẹp xe, chơi bóng. Chơi cùng con chính là một cơ hội tuyệt vời để cha mẹ dạy các kỹ năng mềm cho con.
Có thể nói nếu như nhiều cha mẹ Việt Nam coi vệc rèn luyện kỹ năng sống cho con là trách nhiệm của nhà trường, thì người Nhật coi nó là vai trò của cha mẹ rồi mới đến nhà trường.

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2018

Đại diện duy nhất tại Việt Nam nhận giải đào tạo CNTT cấp châu lục

Đại diện duy nhất tại Việt Nam nhận giải đào tạo CNTT cấp châu lục
Tổ chức Công nghiệp Điện toán Châu Á Thái Bình Dương vinh danh Đại học FPT ở hạng mục Đơn vị đào tạo Công nghệ thông tin xuất sắc năm 2018.


Lập trình không có gì khó khăn, công nghệ 4.0 có lợi cho giáo dục thế hệ trẻ
Học sinh Việt Nam xếp hạng 12/161 tại cuộc thi Robotics toàn cầu
Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức “Ngày hội việc làm số”
Trường Đại học FPT là đại diện duy nhất của Việt Nam nhận giải thưởng Đơn vị Đào tạo Công nghệ thông tin xuất sắc – ICT Education Award 2018 trong khuôn khổ sự kiện Gala Dinner của Hội nghị Thượng đỉnh Công nghệ thông tin ASOCIO (ASOCIO ICT Summit) vào ngày 8/11 tại Tokyo, Nhật Bản.

Giải thưởng này được Tổ chức Công nghiệp Điện toán Châu Á Thái Bình Dương trao cho các đơn vị, tổ chức giáo dục đi đầu trong việc đổi mới chương trình đào tạo, đổi mới phương thức đào tạo và phát triển công tác nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực Công nghệ thông tin.


Đại diện Đại học FPT nhận Giải thưởng ASOCIO 2018 "Tổ chức đào tạo công nghệ thông tin xuất sắc” (Ảnh: Ban tổ chức)
Trở thành đại diện duy nhất của Việt Nam nhận giải thưởng ASOCIO 2018 cho đơn vị đào tạo xuất sắc, trường tiếp tục khẳng định được chất lượng đào tạo của mình tại Việt Nam cũng như khu vực.

Ngoài giải thưởng Đào tạo công nghệ thông tin xuất sắc năm 2018, năm nay, ASOCIO còn trao 3 giải thưởng gồm: Giải thưởng cho Doanh nghiệp công nghệ thông tin xuất sắc, Giải thưởng cho Đơn vị ứng dụng công nghệ thông tin xuất sắc, và Giải thưởng Chính quyền số, cho các tổ chức và doanh nghiệp có hoạt động nổi bật trong năm 2018.

Cụ thể, Việt Nam được trao:

Bộ Tài chính được trao giải thưởng ASOCIO 2018 trong hạng mục “Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin xuất sắc” (Outstanding User Organization);

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh được trao Giải thưởng ASOCIO 2018 trong hạng mục “Chính phủ số xuất sắc” (Outstanding Digital Government);

Công ty cổ phần MISA đoạt Giải thưởng ASOCIO 2018 trong hạng mục “Doanh nghiệp công nghệ thông tin xuất sắc” (Outstanding ICT Company);

ASOCIO (Asian-Oceanian Computing Industry Organization) là tổ chức hiệp hội Công nghệ thông tin và truyền thông của các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc Châu Á – Thái Bình Dương, thành lập năm 1984 tại Tokyo, Nhật Bản.

Hiện nay, ASOCIO có 24 quốc gia tham dự, trong đó có các quốc gia đặc biệt phát triển về công nghệ thông tin và truyền thông như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc… với khoảng trên 10.000 công ty và doanh số khoảng 350 tỷ USD.

Hàng năm, Hội nghị thượng đỉnh ASOCIO (ASOCIO ICT Summit) được tổ chức, nhằm trao đổi kinh nghiệm, về định hướng công nghệ, về định hướng phát triển ngành tại các tổ chức ở các quốc gia, vùng lãnh thổ thành viên.

Tháng 8/2018, ASOCIO cùng với Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) đã tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh về Thành phố thông minh ASOCIO 2018 (ASOCIO Smart City Summit 2018) với chủ đề Xây dựng thành phố thông minh hơn, an toàn hơn bằng các giải pháp số tại Việt Nam.

>> Nguồn: Giáo dục Việt Nam

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2018

Những con số biết nói về giáo dục đại học Việt Nam


Số giảng viên cần đào tạo để nâng trình độ đạt trình độ chuẩn là thạc sĩ khoảng 13.000 người. Dự kiến từ nay đến năm 2021 đào tạo xong số lượng này.

Không thoát khỏi kiếp bao cấp, giáo dục đại học vẫn là "vùng trũng" của thế giới
Năm 2025, giảng viên Việt Nam sẽ có trình độ ngang tầm các nước tiên tiến
Nếu để sinh viên lựa chọn, nhiều giảng viên sẽ phải “ngồi chơi xơi nước”
Nghị quyết 29-NQ/TW của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Giảng viên cao đẳng, đại học có trình độ từ thạc sỹ trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.”

Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, năm học 2016-2017, tổng số giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học là 72.792 người (công lập: 57.634 người; ngoài công lập: 15.158 người).

Trong đó số lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ là 16.514 người (chiếm 22,7%); trình độ thạc sĩ là 43.127 người (chiếm 59,2%); trình độ đại học và cao đẳng là 12.519 người (chiếm 17,2%); chuyên khoa I, II là 523 người; trình độ khác là 109 người.

Tổng số giảng viên trong các trường cao đẳng sư phạm là 3.493 người. Trong đó, giảng viên có trình độ tiến sĩ là 120 người (chiếm 3,4%); trình độ thạc sĩ là 2.187 người (chiếm 64,5%); trình độ đại học và cao đẳng là 1.049 người (chiếm 30.9%); trình độ khác là 5 người.

Tổng số giảng viên (bao gồm cả đại học và cao đẳng sư phạm) là 76.285, trong đó số giảng viên chưa đạt trình độ thạc sĩ là 14.205 chiếm 18,6%.

(Toàn ngành giáo dục hiện có 4.687 giáo sư và phó giáo sư (chiếm 6,4% tổng số giảng viên), trong đó 574 giáo sư (chiếm 0,8%) và 4113 phó giáo sư (chiếm 5,6%). Năm 2016, Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước đã công nhận 65 giáo sư, trong đó 48 giáo sư công tác tại các cơ sở đào tạo (chiếm 73.85%) và 638 phó giáo sư, trong đó 508 phó giáo sư công tác tại các cơ sở đào tạo (chiếm 79.62%).)

 
nhung con so biet noi ve giao duc dai hoc viet nam
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam được đánh giá ở mức thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam được đánh giá ở mức thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này là do công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở các cơ sở giáo dục đại học còn nhiều bất cập.

Đội ngũ giảng viên, nhân tố quyết định thành công trong đào tạo nhân lực chất lượng cao, ở không ít cơ sở giáo dục đại học còn yếu về năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm, nhiều giảng viên mới có trình độ đại học nhưng tham gia giảng dạy đại học dẫn đến tình trạng “cơm chấm cơm”, chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Theo đó, số lượng giảng viên hiện có cần được đào tạo thạc sĩ để đáp ứng yêu cầu của Luật Giáo dục sửa đổi là khoảng: 8.000 người (do loại trừ những ngành nghề đặc thù, về hưu, chuyển công tác và các đối tượng khác).

Bộ Giáo dục và Đào tạo tính toán, mỗi năm có khoảng 2000 giảng viên về hưu cần được bổ sung (76.285 giảng viên/35 độ tuổi).

(Ước tính, từ khi học xong thạc sĩ là 25 tuổi, tuổi về hưu là 60, do đó sẽ có khoảng 35 độ tuổi từ khi có bằng thạc sĩ đến khi 60 tuổi).

Trong 5 năm gần nhất từ 2012 đến 2017 mỗi năm số giảng viên tăng (cơ học) bình quân khoảng 5%, do đó số giảng viên tăng thêm trong năm tới sẽ khoảng trên 3.000 người, trong đó số tăng mới này được xác định là hầu hết chưa được đào tạo thạc sĩ.

Như vậy, số giảng viên cần đào tạo để nâng trình độ đạt trình độ chuẩn là thạc sĩ khoảng 13.000 người. Dự kiến từ nay đến năm 2021 đào tạo xong số lượng khoảng 13.000 giảng viên có trình độ thạc sĩ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu, các cơ sở giáo dục đại học cần có kế hoạch, chương trình đào tạo phù hợp với với yêu cầu nâng trình độ chuẩn đào tạo của giảng viên.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chỉ rõ, việc yêu cầu giảng viên phải có trình độ thạc sĩ tác động đến chính sách đối với giảng viên mới có bằng thạc sĩ.

Đối với giảng viên làm việc tại các cơ sở giáo dục đại học công lập: mức lương của giảng viên khi có trình độ thạc sĩ theo quy định là 2,67, chênh lên 0,33 so với mức lương giảng viên có trình độ đại học là 2,34).

Tuy nhiên, số chi trả tăng thêm này chỉ áp dụng với giảng viên mới nhập ngành (trong thời gian tập sự thì chỉ hưởng 85% của bậc 2). Do đó, ngân sách sẽ tăng không đáng kể, cụ thể như sau:

Dự kiến từ nay đến năm 2021 đào tạo xong số lượng khoảng 13.000 giảng viên có trình độ thạc sĩ, các năm số độ tuổi mới nhập ngành là 05, tiền lương cơ sở là 1.390.000 (từ 01/7/2018), bậc lương cơ sở cho người nhập ngành có trình độ thạc sĩ được nâng lên 0,33 thì số tiền ngân sách phải chi thêm trong 01 tháng khoảng: 850.888.500 đồng.

Trước mắt, đến năm 2019, dự kiến có thể đào tạo 7.500 giảng viên có trình độ thạc sĩ thì ngân sách phải chi thêm trong 01 tháng khoản 420.000.000 đồng
(13.000 giảng viên/35 độ tuổi x 5 độ tuổi x 1.390.000 x 0,33).

Ngoài việc ngân sách phải chi thêm, các chính sách khác đối với giảng viên mới có trình độ thạc sĩ về cơ bản không thay đổi.

(Khoản 1, Điều 22 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức quy định:

“Trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85% mức lương của chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm tuyển dụng.

Trường hợp người tập sự có trình độ thạc sĩ hoặc tiến sĩ và chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng thì người tập sự có trình độ thạc sĩ được hưởng 85% mức lương bậc 2, người tập sự có trình độ tiến sĩ được hưởng 85% mức lương bậc 3 của chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm tuyển dụng. Các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định của pháp luật.”).

Điểm d khoản 1 Điều 72 Dự thảo sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 1 Điều 77 của Luật Giáo dục như sau:

“Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, hướng dẫn luận án tiến sĩ.”

>> Nguồn: Thùy Linh (Giáo dục Việt Nam)