This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019

Học cách người Nhật dạy kỹ năng sống cho trẻ em

Kỹ năng sống đầu tiên mà người Nhật dạy con trẻ chính là trải nghiệm cùng thiên nhiên để thích ứng với môi trường và học hỏi từ thế giới tự nhiên.

Kỹ năng sống trong tiếng Nhật vừa đề cập đến phạm trù đạo đức tư cách của một con người, vừa là những kỹ năng, năng lực cần thiết mà một con người cần được rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ. Ví dụ đó là thói quen sinh hoạt đúng mực, luôn xây dựng cho mình tinh thần tự giác, tự lập, tự chủ trong suy nghĩ và hành động, vừa có tinh thần cầu thị, vừa có kỹ năng tự giải quyết các vấn đề liên quan đến cá nhân, kỹ năng xây dựng mối quan hệ với người khác trong tập thể.


Ở Nhật không có SGK dạy riêng về kỹ năng sống, nhưng học sinh Nhật có một môn học Đạo đức ở trường cũng dạy những nội dung gần như bao hàm trong đó. Điều quan trọng hơn cả người Nhật quan niệm dạy kỹ năng sống cho trẻ không phải bắt đầu từ khi trẻ đi học, mà nó cần được dạy ngay từ khi trẻ mới sinh ra, và cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên và quan trọng nhất để dạy trẻ những kỹ năng ấy.


Giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn đặt nền móng, nên người Nhật vô cùng coi trọng giai đoạn này. Kỹ năng đầu tiên mà người Nhật dạy con trẻ chính là:


1. Trải nghiệm cùng thiên nhiên để thích ứng với môi trường và học hỏi từ thế giới tự nhiên



- Có lẽ nhiều người Việt Nam sẽ thắc mắc khi biết rằng ở Nhật trẻ mới 2 tháng tuổi đã được bế đi dạo để cảm nhận khí trời buổi sớm, hay trẻ tầm 3-4 tháng trở đi mà cha mẹ cứ để bé đầu trần, được mẹ địu dưới cái nóng bức, dưới cái rét mùa đông, dưới cái mưa nhẹ mà chẳng cần mũ.


Chỉ đơn giản vì làm như thế để cho trẻ tiếp xúc và làm quen với môi trường thiên nhiên ngay từ nhỏ giống như một cách giúp tăng sức đề kháng. Họ không ngại con sẽ bị ốm nếu làm như thế, họ hiểu có trải qua môi trường như thế thì con trẻ mới được tôi luyện dần dần mà thích ứng. Và kết quả là họ nuôi dưỡng được những đứa trẻ khỏe mạnh, rắn rỏi, rất ít ốm và luôn thích hoạt động ngoài trời.






- Khi trẻ lớn dần lên chút nữa là cho trẻ có nhiều cơ hội tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên, quan sát nhiên nhiên để học hỏi. Để dạy trẻ biết trân trọng sự sống họ cho trẻ tập trồng hoa, trồng cây, nuôi thú hay hường xuyên dẫn đi các vùng ngoại ô để làm quen với động vật. Những dịp cuối tuần hay kỳ nghỉ họ cho trẻ đi câu cá, nghịch ở sông, bắt ve bắt bướm.


Rất nhiều nơi trên khắp nước Nhật đã tái sinh lại khu cánh đồng cho đom đóm hồi sinh lại (vì trong suốt thời kỳ kinh tế phát triển quá độ đã khiến môi trường bị hủy hoạy dẫn đến loài đom đóm bị tận diệt, và đom đóm hồi sinh như một bằng chứng chứng tỏ môi trường sinh thái phát triển bền vững). Ngày nay cứ dịp tháng 5 đến tháng 7 trẻ em Nhật sẽ có dịp được thưởng thức màn đom đóm đầu mùa hạ như một trải nghiệm thật tuyệt vời cho tuổi thơ của các em.


- Cho tập luyện các môn thể thao ngoài trời dù nắng hay mưa hay tuyết để tôi rèn nghị lực cho bản thân, yêu thích thể thao và nâng cao sức khỏe.


- Gần đây rất nhiều các nhà giáo dục đã vận động trào lưu cho trẻ trải nghiệm với nông nghiệp thông qua việc tự trồng trọt và thu hoạch nông sản: trồng lúa - gặt lúa, trồng rau – thu hoạch rau mà không dùng phân hóa học. Đây là trải nhiệm tuyệt vời giúp trẻ cảm nhận được cảm giác hạnh phúc khi thu hoạch được thành quả do sức lao động mình bỏ ra, hiểu được sự vất vả của những người làm nông nghiệp để biết yêu quý thức ăn, coi trọng sức lao động của người khác. Đồng thời thông qua trải nghiệm ấy trẻ học hỏi được rất nhiều kỹ năng sống cho mình

2. Để trẻ tự do thể hiện ý chí của mình thay vì áp đặt



Dạy trẻ tự lập theo độ tuổi rất được cha mẹ Nhật chú trọng rèn cho con. Đầu tiên là thói quen ngủ sớm dậy sớm, thói quen ăn uống tốt. 1 tuổi rưỡi khi bé bắt đầu muốn tự xúc sẽ để bé tập xúc, khi ăn không xem tivi, không đi rong. Cho đến 3 tuổi sẽ tự biết làm những việc liên quan đến vệ sinh cá nhân, thay đồ, biết dọn dẹp đồ mình bày ra.


Cũng từ tầm 3 tuổi sẽ tích cực dạy trẻ giúp việc nhà phù hợp với khả năng. Bởi vì thông qua từng việc nhỏ ấy sẽ nuôi dưỡng cho trẻ sự tự tin, tinh thần tự chủ và yêu lao động, suy nghĩ tích cực, đồng thời trẻ sẽ học hỏi cho mình cách giải quyết vấn đề. Chính việc cho trẻ tự làm việc nhà, tôn trọng mong muốn của trẻ chính là cơ hội tuyệt vời rèn luyện kỹ năng sống tích cực cho trẻ.



3. Coi trọng việc giáo dục đạo đức trong gia đình, vun đắp kỹ năng giao tiếp với mọi người



Vì đó là năng lực quan trọng giúp trẻ hòa đồng trong mối quan hệ với mọi người ở trường cũng như ngoài xã hội. Coi trọng giá trị đạo đức đặc biệt là lòng trung thực, tinh thần chịu trách nhiệm, sự nhẫn nại (gaman). Để xây dựng những kỹ năng mềm ấy thì việc cha mẹ thể hiện nó cho trẻ học tập theo mỗi ngày mới là quan trọng.


Việc quan sát và không can thiệp vào cuộc cãi nhau của con khi chơi với bạn bè, để con học hỏi kỹ năng ứng xử, giải quyết mâu thuẫn cũng là một kỹ năng sống mà cha mẹ Nhật rất coi trọng. Cha mẹ sẽ không nhìn vào kết quả hành động của con để đánh giá, phán đoán mà sẽ nhìn vào mặt sau để đặt câu hỏi vì lí do gì con làm như thế, dù con có làm sai cũng tiếp nhận con trước cho con thấy mình là bờ vai tin cậy của con trước khi đưa ra lời khuyên bảo con.


Ngoài ra thói quen đọc ehon cho trẻ ngay từ khi 0 tuổi với những câu chuyện gần gũi, các bài học giàu tính nhân văn được lồng ghép khéo léo giúp bé hình thành nhân cách: đó tình yêu gia đình, trung thực, bao dung, biết quan tâm tới mọi người, lễ phép… Đạo đức của con trẻ chính là từ những việc làm của cha mẹ và mọi người xung quanh mà hình thành. Hoặc nó là những ấn tượng khó phai về một câu chuyện cảm động nào đó mà trẻ được đọc hay chứng kiến.





4. Kiên nhẫn để lắng nghe và trò chuyện cùng con khi con phản kháng



Đây là một kỹ năng quan trọng nhất mà người Nhật dùng nó để giao tiếp cùng con. Không chặn họng khi con đang nói, không gạt phăng đi phản đối hay quát mắng khi con vừa mới nói ra ý kiến của mình. Thay vào đó hãy học cách kiềm chế bằng cách im lặng trong 6 giây đầu tiên để kìm nén cơn giận, sau đó mở rộng cách nhìn nhận để thừa nhận mong muốn và chủ kiến của con trước khi đưa ra ý kiến phản đối hoặc lời khuyên của mình cho con.


Với cách giải quyết như thế đã giúp xua tan đi xung đột không đáng có giữa cha mẹ và con cái. Những người Nhật học được từ gia đình mình cách ứng xử như này nên ra ngoài xã hội họ cũng đối xử với nhau nhẹ nhàng như vậy, tạo nên nét ứng xử tinh tế của riêng họ.





5. Chơi cùng con



Tiếng Nhật có một cụm từ ikumen (chế từ ikemen nghĩa là handsome) để dành tặng cho những ông chồng đảm đang chia sẻ với vợ việc nhà, và chăm sóc con cái. Ngày nay hầu như đàn ông Nhật nào cũng giác ngộ điều cơ bản ấy, nên không hiếm cảnh người bố vừa địu, vừa dắt con đi học hay đi chơi. Và họ rất chịu khó chơi cùng con cái, nhất là những môn cần đến vận động như leo trèo, đẹp xe, chơi bóng. Chơi cùng con chính là một cơ hội tuyệt vời để cha mẹ dạy các kỹ năng mềm cho con.


Nếu như nhiều cha mẹ Việt Nam coi vệc rèn luyện kỹ năng sống cho con là trách nhiệm của nhà trường, thì người Nhật coi nó là vai trò của cha mẹ rồi mới đến nhà trường.



>> Nguồn: Sưu tầm

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2019

Những mẫu câu tiếng Anh văn phòng thông dụng

Hiện nay tiếng Anh văn phòng là một trong những yếu tố quan trọng giúp mọi người có cơ hội tìm được một công việc tốt, một vị trí cao trong công ty và ngày càng được thăng tiến. Nếu bạn đang ấp ủ ước mơ đó thì hãy dành ngay ít phút để học những câu tiếng Anh dành riêng cho dân văn phòng được sử dụng phổ biến hiện nay, chắc chắn sẽ rất có ích cho bạn đấy.

Những câu tiếng Anh văn phòng thông dụng nhất hiện nay

Trước tiết chúng ta hãy khởi động với một số từ vựng tiếng Anh văn phòngthông dụng:


Từ vựng tiếng Anh liên quan đến các phòng ban trong công ty:

+ Department: Phòng, ban

+ Accounting department: Phòng kế toán

+ Audit department: Phòng Kiểm toán

+ Sales department: Phòng kinh doanh

+ Administration department: Phòng hành chính

+ Human Resources department: Phòng nhân sự

+ Customer Service department: Phòng Chăm sóc Khách hàng

+ Financial department: Phòng tài chính

+ Research & Development department: Phòng nghiên cứu và phát triển

+ Quality department: Phòng quản lý chất lượng







Từ vựng liên quan đến các chức vụ trong công ty:

+ Chairman: Chủ tịch

+ The board of directors: Hội đồng quản trị

+ CEO-Chief Executives Officer: Giám đốc điều hành, tổng giám đốc

+ Director: Giám đốc

+ Deputy/vice director: Phó giám đốc

+ Assistant manager: Trợ lý giám đốc

+ Shareholder: Cổ đông

+ Head of department: Trưởng phòng

+ Deputy of department: Phó phòng

+ Manager: Quản lý

+ Team leader: Trưởng nhóm

+ Employee: Nhân viên

+m Trainee: Nhân viên tập sự

+ Worker: Công nhân



Từ vựng tiếng Anh văn phòng liên quan đến phúc lợi, chế độ cho người lao động:

+ Holiday entitlement: Chế độ ngày nghỉ được hưởng

+ Maternity leave: Nghỉ thai sản

+ Travel expenses: Chi phí đi lại

+ Promotion: Thăng chức

+ Salary: Lương

+ Salary increase: Tăng lương

+ Pension scheme: Chế độ lương hưu

+ Health insurance: Bảo hiểm y tế

+ Sick leave: Nghỉ ốm

+ Working hours: Giờ làm việc

+ Agreement: Hợp đồng

+ Resign: Từ chức







Để trở thành một nhân viên xuất sắc thì bạn cần đem về những hợp đồng lợi nhuận cho công ty, tạo cơ hội thăng tiến, hãy học một số mẫu câu tiếng Anh văn phòng khi làm việc với khách hàng, đối tác:

I’m honored to meet you. Thật vinh hạnh được gặp anh/chị.

Sorry to keep you waiting. Xin lỗi tôi đã bắt anh/chị phải chờ.

Will you wait a moment, please? Xin anh/chị vui lòng chờ một chút có được không?

You are welcomed to visit our company. Chào mừng anh/chị đến thăm công ty.

May I introduce myself? Tôi có thể giới thiệu về bản thân mình được chứ?

Let’s get down to the business, shall we? Chúng ta bắt đầu thảo luận công việc được chứ?

Can I help you? Tôi có thể giúp gì được anh/chị?

Can we meet (up) to talk about…? Chúng ta có thể gặp nhau để nói về…không?

Shall we make it 2 o’clock? Chúng ta hẹn gặp lúc 2 giờ được không?

I hope to visit your factory. Tôi hy vọng được tham quan nhà máy của anh.

This is my name card. Đây là danh thiếp của tôi.

I hope to conclude some business with you. Tôi hi vọng có thể ký kết làm ăn với anh/chị.

We’ll have the contract ready for signature. Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng hợp đồng cho việc ký kết.






Bạn cũng cần nắm một số câu hỏi tiếng Anh văn phòng để dễ dàng khai thác, hiểu rõ hơn về đối tác của mình:

How long has your company been established? Công ty anh/chị được thành lập bao lâu rồi?

How many departments do you have? Công ty anh/chị có bao nhiêu phòng ban?

How many employees do you have? Công ty anh/chị có bao nhiêu nhân viên?

Can I have a look at the production line? Anh/Chị có thể cho tôi xem dây chuyền sản xuất được không?

Một số mẫu câu tiếng Anh giao tiếp hàng ngày tại văn phòng

I’m in sales department. Tôi làm ở bộ phận bán hàng.

How long does it take you to get to work? Anh/Chị đi đến cơ quan làm việc mất bao lâu?

How do you get to work? Anh/Chị đến cơ quan bằng phương tiện gì?

How long have you worked here? Anh/Chị đã làm việc ở đây bao lâu rồi?

Here’s my business card. Đây là danh thiếp của tôi.

What time does the meeting start? Mấy giờ cuộc họp bắt đầu?

What time does the meeting finish? Mấy giờ thì cuộc họp kết thúc?

I’m going out for lunch. Tôi sẽ ra ngoài ăn trưa.



Khi học bất kỳ một ngôn ngữ gì bạn cũng cần có một kế hoạch, phương pháp học cụ thể và học tiếng Anh văn phòng cũng không ngoại lệ. Nếu bạn không tìm kiếm được phương pháp học phù hợp sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức, từ đó dễ dẫn đến chán nản và chuyện bỏ cuộc là điều sớm muộn.

Hãy tập thói quen học tiếng Anh mỗi ngày 30 phút và thường xuyên ôn luyện, thực hành thì chắc chắn chỉ một thời gian ngắn bạn đã có thể tự tin giao tiếp tiếng Anh với đồng nghiệp, đối tác, hỗ trợ tốt trong công việc và cả cuộc sống, giúp bản thân có nhiều cơ hội thăng tiến.

>> Nguồn: Sưu tầm

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2019

Tổng hợp về các loại chứng chỉ tiếng Anh hiện nay và lệ phí thi







Hiện nay, nhiều bạn có vẻ bối rối về vấn đề bằng cấp tiếng anh, học IELTS thi TOEIC được không? Hay TOEIC, IELTS,TOEFL, cái nào quan trọng hơn? Hạy đại loại những vấn đề như thế. Qua thời gian tìm hiểu thì mình có tổng hợp được một số thông tin hữu ích về các bằng cấp này cũng như những quan điểm cá nhân về ưu khuyết của các loại bằng này. Các bạn đọc và cho ý kiến nhé?



TOEIC

TOEIC, viết tắt của Test of English for International Communication, là một chứng chỉ tiếng Anh quốc tế về giao tiếp dành cho người đi làm không phải là người sử dụng tiếng Anh làm tiếng mẹ đẻ. Được soạn dựa trên TOEFL và được kiểm chứng, công nhận trên hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đây là bằng được sử dụng rộng rãi nhất, phổ biến và cũng là dễ nhất, đồng thời, giá trị cũng kém nhất


Thi ở đâu, làm sao đăng ký, lệ phí thi? Ở Việt Nam, trung tâm được chấp nhận cung cấp chứng chỉ TOEIC có bản quyền là IIG Việt Nam. Các trung tâm khác như bách khoa, VUS, Lee Cam, Kinh Tế vẫn phải thông qua IIG để tổ chức thi cũng như cấp chứng chỉ. Để đăng ký, các bạn có thể đến các trung tâm trên hoặc đến thẳng trung tâm IIG để đăng ký, khi đi nhớ mang theo CMND gốc, 1 bản sao CMND và tiền lệ phí thi (khoảng 800,000 VND hoặc 30 USD, sau khi thi, bạn chỉ nhận được tờ kết quả thi, chứ không phải bằng TOEIC, để đổi ra bằng, tốn thêm khoảng 15USD hay 325,000 nghìn nữa, kinh nghiệm của mình là khỏi đổi, đem tờ kết quả đi nộp xin việc vẫn được chấp nhận nhé).

Thường thì bài thi được chia làm 4 phần, tập trung vào 2 kỹ năng chính, nghe và đọc. Bài thi mới nhất TOEIC hiện nay đã cập nhật cả 4 kỹ năng: nghe, nói , đọc, viết. Tuy nhiên, nó vẫn chưa phổ biến và tỏ ra hiệu quả trong cuộc sống. Nhữngkiến thứcchuyên môn hay từ vựng không được đề cập đến trong kì thi TOEIC. Tổng điểm cộng lại có thang từ 10 đến 990 điểm.Chứng chỉTOEIC có 5 màu, tùy theo kết quả: cam (10-215), nâu (220-465), xanh lá cây (470-725), xanh da trời (730-855) và vàng (860-990).

Link tham khảo thêm về TOEIC : http://vi.wikipedia.org/wiki/TOEIC
TOEIC – Wikipedia tiếng Việt
VI.WIKIPEDIA.ORG


Giờ là đến phần phân tích cụ thể về cái bằng này:

Ưu: - Phổ biến nhất, thông dụng nhất, được chấp nhận ở nhiều nơi.
- Dễ lấy nhất, dễ thi nhất.
- Được nhiều công ty lựa chọn làm chuẩn tuyển dụng.

Nhược: - Vì thông dụng nhất nên ai cũng có => bạn không thể nổi bật trước đám đông khi đi xin việc.
-Các phần của bài TOEIC chỉ đo lường nghe và đọc rất dễ nên nó thực sự không đo lường được trình độ anh ngữ và ứng dụng trong giao tiếp của bạn.


TOEFL

Tổng hợp về các loại chứng chỉ tiếng Anh hiện nay và lệ phí thi



Link tham khảo thêm thông tin: http://www.toefl.com.vn/c27-gioi-thieu.html

TOEFL iBTlà bài thi được thiết kế và phát triển bởi Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (ETS). Bài thi dành riêng cho những người sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ nhằm đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh một cách toàn diện ở 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết trong môi trường học thuật. Cái bằng này cao cấp hơn hẳn TOEIC, được người ta ưa chuộng chủ yếu vì nó được sử dụng cho việc đi du học, học đại học và cao học (Hơn 9000 trườngĐại học, Cao đẳng và các tổ chức tại130 quốc giachấp nhận điểm thi TOEFL iBT), thâm chí ở một số quốc gia như úc, TOEFL được sử dụng như bài kiểm tra chứng nhận thẻ xanh để định cư. (có một số nhầm lẫn về các bài thi TOEFL, TOEFL chia nhiều dạng như TOEFL ibt, ITP, Junior, primary, nhưng chỉ có TOEFL ibt là bản gốc và được công nhận thôi nhé các bạn, các bài thi còn lại có công dụng như bài kiểm tra trước khi đi TOEFL ibt thôi)

Tại việt Nam, bản quyền TOEFL ibt vẫn được công ty IIG nắm. Nghĩa là tổ chức thi và cấp bằng chính thức cũng là nó. TOEFL được đăng ký dưới 2 hình thức, online và offline. Online thì vào web ETS.org để đăng ký. Còn offline, các bạn có thể các trung tâm được cấp phép bởi IIG để đăng ký dự thi, thủ tục đăng ký yêu cầu CMND hoặc hộ chiếu, 1 bản sao CMND hoặc hộ chiếu cùng lệ phí thi $139 USD (tầm 3 triệu, phí lấy bằng nữa là 625,000 nghìn., coi như các thím cầm 4 củ đi thì sẽ không sợ). Cần lưu ý 1 điều là đề thi TOEFL khá khó và thay đổi qua các năm, cập nhật thường xuyên bởi ETS, giảng viên đủ để dạy chương trình TOEFL thì cũng phải qua 1 khóa training của ETS thì mới được cấp bằng giảng dạy, đây cũng là 1 kinh nghiệm để tìm chỗ học hay luyện thi TOEFL.

Bài thi TOEFL kéo dài trong 4 giờ và gồm có 4 phần, đòi hỏi thí sinh phải sử dụng thành thạo 4 kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Nội dung của bài thi tập trung vào việc sử dụng tiếng Anh trong môi trường đại học hoặc cao học. Trong khi làm bài thí sinh có thể ghi chú. Về cấu trúc nội dụng từng phần thi, các bạn có thể vô đây đọc thử. http://vi.wikipedia.org/wiki/TOEFL . Thang điểm của TOEFL iBT là từ 0 đến 120 điểm. Mỗi phần: Nghe, Nói, Đọc, Viết có thang điểm từ 0 - 30 điểm. Tổng điểm của cả 4 phần sẽ là điểm của bài thi.
TOEFL – Wikipedia tiếng Việt
VI.WIKIPEDIA.ORG


Ưu của TOEFL:

- Bằng cao cấp nhất của tiếng anh, đi tới đâu mà bảo mình đạt được TOEFL cũng như nói mình có hàng nóng trong người, ai cũng ngưỡng mộ, công ty nào cũng thích.

- Kiểm tra được trình độ chuyên môn của bạn một cách chính xác. Phù hợp cho mục đích đi du học ở các quốc gia nổi tiếng về mức độ xét học bổng như Mỹ, Anh.

Nhược:

- Khó vô cùng, do tính chất chuyên môn cao trong bài test nên có thể nói TOEFL là bài test khó nhất mà mình biết.

- Đang dần bị thay thế bởi IELTS.

- Lệ phí thi mắc nhất.




IELTS

Tổng hợp về các loại chứng chỉ tiếng Anh hiện nay và lệ phí thi



IELTS là Hệ thống Kiểm tra Anh ngữ quốc tế, kiểm tra mức độ thông thạo ngôn ngữ tiếng
Anh phổ biến nhất trên thế giới được chấp nhận cho mục đích làm việc, học tập và di trú. Bài thi IELTS được thiết kế để đánh giá khả năng ngôn ngữ của mọi người muốn học tập hoặc làm việc tại nơi mà tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp. IELTS là kiểm tra bốn kỹ năng ngôn ngữ tiếng Anh (Nghe, Đọc, Viết và Nói ) và tiếp tục thiết lập các tiêu chuẩn kiểm tra ngôn ngữ tiếng Anh ngày nay. IELTS được chia là 2 dạng bài, general test và academic test, nhìn qua tên cũng đoán được nội dung 2 bài này, 1 bài dành cho học thuật (academic test) 1 bài thông thường. Khi đến đăng ký bạn sẽ được hỏi về sẽ thi 1 trong 2 dạng bài này. (kinh nghiệm là thi academic khó hơn general khá nhiều).

Muốn thi IELTS, bạn có thể đăng ký nhiều nơi, từ các trung tâm học đến các trường đại học, nhưng trung tâm phát bằng IELTS chính thức là IDP Education Vietnam. Để đăng ký thi thì bạn cần tải các mẫu đơn đăng ký thi từ website của IDP (link ở dưới), mang theo tờ đơn này, cùng CMND hoặc hộ chiếu, bản sao CMND hoặc hộ chiếu đến trung tâm của IDP để đăng ký. Lê phí thi IELTS là 3,500,000 đồng (mắc vãi chưởng). Đăng ký ở trung tâm này thì được lợi một cái là sẽ có buổi training cách thi và được quyền tiếp cận với kho tư liệu luyện thi khổng lồ của IDP. (Theo mình biết thì đa phần các trung tâm luyện thi lấy đề từ đây ra và xào nấu lại ra các bộ đề cho các bạn làm)

Cấu trúc và hình thức thi cũng như thang điểm 0 tới 9.0 có ý nghĩa gì, các bạn chịu khó lên web của nó tham khảo nhé, tại vì mình thấy trên web cũng ghi khá rõ. Đặc biệt là IDP có cho phép download miễn phí 1 số bài test mẫu để làm thử. Các bạn nào không tự tin thì có thể lên website của nó tham khảo nhé.

Link tham khảo: http://www.idp.com/vietnam/ielts/whatisielts



Ưu: - cái này thông dụng nhất, hữu dụng nhất trong 4 loại bằng kể trên.

- Vì thông dụng nên ai cũng biết, điểm trung bình của mọi người tầm 6.5 – 7.0. Nếu bạn đạt 7.0 là bạn đã rất giỏi trong tiếng Anh rồi, Nếu đi xin việc thì chắc 40% là đậu rồi đó.

- Nội dung bài thi khá khó, đòi hỏi sự ôn luyện lâu năm, thành thạo tiếng anh chưa chắc đạt 8.0 trong IELTS nhé.

- Kiểm tra được chính xác 4 kỹ năng của bạn nhờ vào cấu tri và dạng đề thi.

Nhược: - đòi hỏi 1 vốn từ vựng khá lớn, để làm được bài thi 1 cách dễ dàng, bạn sẽ cần phải thuần thục các dạng đề, dạng câu hỏi của IELTS.

- Để đạt điểm số tốt, bạn cần tốn 1 khoảng thời gian khá dài để ôn thi (trên 6 tháng hay 1 năm).


CEFR



CEFR là viết tắt của Common European Framework of Reference for Languages – Khung năng lực ngoại ngữ chung do cơ quan khảo thí đại học Cambridge và Hội đồng Châu Âu xây dựng nhằm cung cấp các tiêu chuẩn chung trên toàn thế giới để đánh giá khả năng giao tiếp tiếng Anh hiệu quả. CEFR đang trở thành tiêu chuẩn toàn cầu cho việc xây dựng các kỳ thi và ngày càng phổ biến hơn với các chuyên gia bởi mỗi điểm số đều phản ánh chi tiết khả năng Anh ngữ của ứng viên. Nói chung, cái bằng này khá mới và khá hot hiện nay.Lý do? Thủ tướng CP đã ký quyết định 1400/QD-TTg phê duyệt CEFR như tài liệu tham chiếu trong khuôn khổ dự án Ngoại ngữ Quốc gia 2020. Tương lai xa thì nó thành khung tham chiếu quốc gia đó. Một điều lưu ý là bằng này rất có uy tín chỉ ở Châu Âu, theo mình tìm hiểu thì ở châu âu người ta rất chuộng bằng này, bời này nó đo lường khả năng giao tiếp.

Trung tâm duy nhất dạy và cấp bằng này là Wall Street English (link tham khảo bên dưới). Cấu trúc bài này mình không năm rõ lắm, có hỏi bên đó và được biết là bài kiểm tra của nó chủ yếu là giao tiếp. Nghĩa là chỉ thi nói thôi. Để đăng ký thi và lệ phí thi, bạn cần đăng học ở WSE (nhược điểm khá lớn).

Ưu: - Bằng này mới, hot.

- Là khung tham chiếu chuẩn cho khả năng giao tiếp bằng tiếng anh của bạn.

- Đề này không rắc rối, chỉ là thi nói thôi.

- Phương pháp học thi cái này phù hợp cho người mất căn bản.

Khuyết: - Không cho đăng ký liền, mà phải bắt đăng ký học. -> tốn tiền hơn.

- Tuy đang hot mà chưa nổi lắm, giá trị bằng của nó vẫn chưa thực sự nổi ở Việt Nam, nhưng hiệu quả nó mang lại cho người luyện thì thấy rõ, khả năng giao tiếp vượt bậc.

- Chỉ có 1 nơi duy nhất học và cấp.


>> Nguồn: Phạm Mai Hà

Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

Luật quy định miễn học phí, thi tốt nghiệp THPT... ra sao?

Học sinh THCS sẽ được miễn học phí theo lộ trình, trước mắt ưu tiên vùng kinh tế - xã hội khó khăn
NGỌC DƯƠNG
Chính phủ vừa có báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết quả lấy ý kiến nhân dân về dự thảo luật Giáo dục (sửa đổi), đồng thời nêu quan điểm của Chính phủ về một số vấn đề trọng tâm như nâng chuẩn giáo viên, cấp chứng chỉ hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông, quy định nhiều bộ sách giáo khoa...

Miễn học phí THCS theo lộ trình, ưu tiên vùng khó khăn

Về chính sách học phí, Chính phủ cho biết đồng ý với ý kiến đa số của nhân dân và giữ quy định về học phí của dự thảo luật.
Trong đó có trẻ em mầm non 5 tuổi, học sinh (HS) tiểu học, THCS trường công lập không phải nộp học phí. Nhà nước bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động để thực hiện phổ cập giáo dục. Trẻ em mầm non 5 tuổi ở cơ sở giáo dục dân lập, tư thục; HS tiểu học, THCS trường tư thục được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí cho cơ sở giáo dục dân lập, tư thục.
Mức hỗ trợ do HĐND cấp tỉnh quy định tương đương mức ngân sách cấp chi thường xuyên tính bình quân trên một HS của cơ sở giáo dục công lập cùng cấp trên địa bàn. Chính phủ quy định lộ trình thực hiện chính sách không thu học phí đối với HS THCS trường công lập và hỗ trợ đóng học phí đối với HS THCS trường tư thục, trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách nhà nước, trước mắt ưu tiên thực hiện ở vùng miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.


Nâng chuẩn đào tạo của nhà giáo

Về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo, cơ bản có 2 loại ý kiến. Chính phủ nhất trí với nhóm ý kiến thứ nhất là sửa đổi, bổ sung quy định tại dự thảo luật về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo: có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm đối với giáo viên mầm non; có bằng tốt nghiệp ĐH sư phạm đối với giáo viên tiểu học, THCS, THPT. Đối với những môn học chưa đủ giáo viên được đào tạo trình độ ĐH sư phạm thì có bằng tốt nghiệp ĐH và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, có bằng thạc sĩ và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đối với nhà giáo giảng dạy trình độ ĐH…


Cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục

Về thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, có 3 loại ý kiến. Trong đó, đa số ý kiến nhất trí với dự thảo luật khi bổ sung quy định: HS học hết chương trình THPT nếu đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhưng không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông. Đồng thời sửa đổi, bổ sung quy định tương ứng trong luật Giáo dục nghề nghiệp.
Quy định mới này nhằm khắc phục bất cập của luật Giáo dục hiện hành vì không có quy định về hình thức công nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cho HS đã học xong chương trình THPT nhưng không dự thi hoặc dự thi nhưng không đỗ tốt nghiệp, chưa phân biệt giữa công nhận hoàn thành chương trình THPT và bằng tốt nghiệp THPT. Dự thảo luật cũng không có quy định việc sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển ĐH vì việc tuyển sinh ĐH thuộc về quyền tự chủ của các trường ĐH đã được quy định trong luật Giáo dục ĐH (sửa đổi, bổ sung).
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể điều kiện để được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông và xác định rõ mục đích của việc cấp giấy chứng nhận. Quy định này đảm bảo thực hiện được vấn đề liên thông đối với người học. Có ý kiến đề nghị dự thảo luật không nên quy định cụ thể việc thi tốt nghiệp THPT mà nên giao Bộ GD-ĐT quy định tại quy chế thi tốt nghiệp THPT để đảm bảo tính linh hoạt và quản lý ngành đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
Chính phủ nhất trí với ý kiến đa số và bổ sung quy định: HS học hết chương trình THPT nếu đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhưng không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông và sửa đổi quy định của luật Giáo dục nghề nghiệp để đảm bảo việc phân luồng và hướng nghiệp cho HS phổ thông. Vấn đề tuyển sinh ĐH thực hiện theo quy định của luật Giáo dục ĐH (sửa đổi, bổ sung).


Ý kiến
Không có quy định riêng về triết lý giáo dục
Theo thông lệ quốc tế, không có quy định riêng nào về triết lý giáo dục trong văn bản luật thì trong tiến trình xây dựng luật Giáo dục sửa đổi không nên đặt vấn đề có một quy định về triết lý giáo dục. Vấn đề chỉ là ở chỗ xem xét chỉnh sửa, bổ sung các quy định về mục tiêu, nguyên lý và định hướng phát triển giáo dục trong luật để thể chế hóa một cách phù hợp các chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục VN trong bối cảnh mới. Trên thực tế, giáo dục VN từ trước đến nay vẫn vận động dưới sự dẫn dắt của một triết lý giáo dục. Cũng như một số nước trên thế giới, triết lý này được biểu hiện thông qua những phát biểu tường minh về sứ mệnh, mục tiêu, nguyên lý giáo dục.
Tiến sĩ Phạm Đỗ Nhật Tiến
(Nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ GD-ĐT)


Phổ cập bắt buộc phải miễn học phí

Khi nói về giáo dục phổ cập bắt buộc thì trách nhiệm nhà nước phải đảm bảo các điều kiện để mọi cá nhân phải học tập nhằm đạt được một trình độ học vấn theo quy định của pháp luật. Vấn đề miễn phí phải được khẳng định rõ ở khoản 2 điều 13, khi đề cập đến trách nhiệm của nhà nước về phổ cập giáo dục bắt buộc. Nó sẽ buộc nhà nước phải cân nhắc tính toán đầy đủ khi đưa ra cấp độ giáo dục phổ cập bắt buộc, tránh tình trạng nêu mức độ không sát thực tế, không khả thi ngay từ khi ban hành quyết định. Về vấn đề thi tốt nghiệp THPT, vẫn cần kỳ thi tốt nghiệp THPT và sẽ cấp bằng tốt nghiệp.
PGS Bùi Thiện Dụ
(Hiệu trưởng Trường ĐH Phương Đông)


>> Theo Báo Thanh niên

Thứ Hai, 11 tháng 2, 2019

Thi THPT quốc gia năm 2019: Thay đổi để tăng tính ưu việt

Trong lúc mà kỳ thi THPT quốc gia 2019 chỉ còn vài tháng nữa là diễn ra, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã công bố Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT, trong đó bao gồm nhiều giải pháp kỹ thuật được đưa ra để xin ý kiến góp ý rộng rãi.


Thi THPT quốc gia năm 2019 - Thay đổi để tăng tính ưu việt
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 2018.


Hơn 4 tháng nữa, kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ diễn ra. Năm nay, Bộ GDĐT dự kiến sửa đổi những điểm quan trọng ở khâu kỹ thuật nhằm khắc phục tối đa tiêu cực có thể xảy ra.

Sử dụng camera an ninh trong bảo quản đề và bài thi


Theo Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT mà Bộ GDĐT vừa công bố, nhiều giải pháp kỹ thuật được đưa ra để xin ý kiến góp ý rộng rãi.

Cụ thể, đề thi và bài thi phải được bảo quản trong các tủ riêng biệt. Khu vực bảo quản đề thi, bài thi của thí sinh có lực lượng công an trực và bảo vệ 24 giờ/ngày; đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ. Phòng bảo quản đề thi, bài thi phải đảm bảo an toàn, chắc chắn; có camera an ninh giám sát ghi hình các hoạt động tại phòng 24 giờ/ngày, thời gian tối thiểu lưu dữ liệu của camera thực hiện theo văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế này...

Những điều chỉnh này được rút ra sau sự cố sửa điểm thi tại các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ- nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT cho rằng, nhìn lại tiêu cực ở Hà Giang, tuy rằng cơ quan chức năng đã lắp hệ thống camera giám sát để bảo vệ nơi lưu giữ bài thi và hồ sơ bài thi theo chế độ bảo mật; cửa khóa bằng hai khóa; đồng chí trưởng ban chấm thi giữ một chìa và trưởng ban thư ký giữ một chìa…

Tuy nhiên, khi Trưởng ban Thư ký hội đồng thi giao chìa khóa nơi lưu trữ bài thi cho người khác trực tiếp sửa điểm cho các thí sinh cho thấy nếu như giữa 2 người cầm chìa khóa có trao đổi cùng nhau thì sẽ rất khó để kiểm soát được. Vì vậy, việc lắp camera an ninh 24/24h là cần thiết, bên cạnh đó cần có sự vào cuộc của lực lượng công an nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối hiện trạng các bài thi.


Các trường ĐH chấm bài thi trắc nghiệm


Theo Dự thảo, Bộ GDĐT giao nhiệm vụ cho các trường ĐH chủ trì tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm tại các Hội đồng thi. Sở GDĐT địa phương chịu trách nhiệm chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, tài chính; hệ thống máy tính, máy quét ảnh và các thiết bị phụ trợ đáp ứng các yêu cầu theo hướng dẫn hằng năm của Bộ GDĐT; phối hợp với lực lượng công an, bảo vệ đảm bảo an ninh, an toàn cho việc chấm thi trắc nghiệm.

Trường ĐH được Bộ GDĐT giao nhiệm vụ cử người (đúng thành phần quy định tại khoản này) để Giám đốc Sở GDĐT ra Quyết định thành lập Ban Chấm thi trắc nghiệm. Ban Chấm thi trắc nghiệm chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia. Thành phần của Ban Chấm thi trắc nghiệm gồm: Trưởng Ban Chấm thi trắc nghiệm là lãnh đạo Trường ĐH đảm nhiệm. Phó Trưởng Ban Chấm thi trắc nghiệm do lãnh đạo các phòng, ban thuộc trường ĐH đảm nhiệm. Các tổ chuyên môn của Ban Chấm thi trắc nghiệm gồm: Tổ Thư ký; Tổ Chấm bài thi trắc nghiệm; Tổ Giám sát, gồm ít nhất 3 người (1 Tổ trưởng và ít nhất 2 thành viên). Người có người thân dự thi trong năm tổ chức kỳ thi không tham gia Ban Chấm thi trắc nghiệm tại địa phương có người thân dự thi... Bộ GDĐT thực hiện thanh tra trực tiếp tất cả các nhiệm vụ của Ban Chấm thi trắc nghiệm theo quy định của Quy chế.

Bộ GDĐT thực hiện thanh tra trực tiếp tất cả các nhiệm vụ của Ban Chấm thi trắc nghiệm theo quy định của Quy chế này. Quy trình chấm thi chắc nghiệm được quy định chặt chẽ hơn, và giao về cho các trường ĐH chịu trách nhiệm chính.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Tường- Giám đốc Sở GDĐT Phú Thọ cho rằng, Bộ cần xem xét đến việc giao hoàn toàn việc chấm thi bài thi trắc nghiệm cho các trường ĐH hay quy định phải có cán bộ của trường ĐH cùng tham gia giám sát việc chấm bài thi trắc nghiệm, làm phách bài thi tự luận? Dù theo hướng nào, Bộ cần sớm công bố kế hoạch tổ chức thi chi tiết, để các trường ĐH, CĐ được giao nhiệm vụ phối hợp tổ chức thi chủ động trong công tác nhân sự, chuẩn bị.

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ phân tích, việc chấm các bài thi trắc nghiệm không mất nhiều thời gian như các bài thi tự luận, các cán bộ kỹ thuật từ các trường ĐH được phân công có thể phụ trách nhưng quan trọng nhất vẫn là việc nâng cấp, hoàn thiện phần mềm chấm thi trắc nghiệm theo hướng tăng cường bảo mật và chức năng giám sát để ngăn ngừa các can thiệp trái phép. “Hiện nay nhiều nước trên thế giới áp dụng hình thức “đánh phách” điện tử phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh. Bộ GDĐT có thể tham khảo hình thức này để thực hiện” - ông Nhĩ đề xuất.

Bên cạnh đó, ông Nhĩ cũng cho rằng đối với các thí sinh, quan trọng nhất vẫn là đề thi THPT quốc gia 2019 sẽ có hình hài thế nào? Theo ông Nhĩ, phụ huynh và thí sinh lo lắng về ngân hàng đề thi chưa thực sự được chuẩn hóa? Quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi thi ra sao? Chất lượng đề thi trắc nghiệm khách quan ở một số môn thi chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra? Nhất là các bài thi tổ hợp hiện nay mới chỉ là sự lắp ghép cơ học của 3 môn học khác nhau mà chưa thể hiện tổ hợp kiến thức, gây áp lực cho thí sinh là điều Bộ GDĐT cần thay đổi để kỳ thi 2019 tốt hơn.     


 

>> Nguồn: Hàn Minh (Báo Đại đoàn kết)

Tuyển sinh ĐH, CĐ 2019: Khi điểm sàn vẫn còn cần thiết cho những ngành đặc thù

Bộ GD&ĐT đã đưa những tiêu chuẩn riêng về tuyển sinh đối với hai ngành sư phạm và y khoa vào dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy 2019. Theo đó, hai ngành đặc thù nói trên sẽ có ngưỡng sàn riêng để các trường chủ động xây dựng phương án xét tuyển. Không giống các ngành đào tạo khác, điểm sàn vẫn chưa kết thúc “sứ mệnh” ở những ngành đặc thù.

Y và sư phạm, vẫn cần một “ngưỡng đảm bảo đầu vào”

Theo dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy 2019, đối với ngành đào tạo thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên ở các trình độ ĐH, CĐ, trung cấp; các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề, căn cứ kết quả của kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD&ĐT xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào để các trường xây dựng phương án xét tuyển.

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng quy định thêm, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT để vào ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên, các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề như sau: Cụ thể, đối với các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên: Trình độ ĐH xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại giỏi.

Riêng các ngành sư phạm âm nhạc, sư phạm mỹ thuật, giáo dục thể chất, huấn luyện thể thao xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên. Trình độ CĐ, trình độ trung cấp xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên. Riêng các ngành sư phạm âm nhạc, sư phạm mỹ thuật, giáo dục thể chất (ngành cao đẳng), sư phạm thể dục thể thao (ngành trung cấp) xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại trung bình trở lên.

Đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề trình độ ĐH: Tuyển sinh học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại giỏi đối với các ngành: Y khoa, y học cổ truyền, Răng hàm mặt; tuyển sinh học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại khá đối với các ngành còn lại.

Từ khi có Luật GDĐH, các trường được tự chủ tuyển sinh và khi cách đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục ĐH tập trung vào cả đầu ra, thì điểm sàn không còn cần thiết nữa. Năm 2018, Bộ GD&ĐT quyết định bỏ điểm sàn, chỉ giữ lại ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào với ngành sư phạm vì thực tế cho thấy, có những ngành đào tạo sư phạm, đào tạo những người thầy mà chỉ 10 điểm ba môn đã trúng tuyển.

Nếu bỏ ngưỡng đầu vào ngành này, điều đó dẫn đến chất lượng đầu vào cũng sẽ thấp theo. Tương tự khối sư phạm, khối đào tạo y cũng có nhiều trường, nhiều hệ, đòi hỏi ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tối thiểu. Vì thế, dự thảo Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy 2019 yêu cầu cả khối y cũng cần “điểm sàn”.

   Năm 2019, khối ngành sức khỏe cũng cần điểm sàn để đảm bảo chất lượng đầu vào. (Ảnh: P.T)
 Năm 2019, khối ngành sức khỏe cũng cần điểm sàn để đảm bảo chất lượng đầu vào. (Ảnh: P.T)

Các trường đào tạo ngành đặc thù đổi mới trong tuyển sinh


Cũng theo tinh thần dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy chế tuyển sinh ĐH hệ chính quy; tuyển sinh CĐ nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy nói trên, các trường được yêu cầu cung cấp đầy đủ các thông tin về điều kiện đảm bảo chất lượng: cơ sở vật chất (phòng học, phòng thực hành/thí nghiệm và các trang thiết bị chính yếu, học liệu), đội ngũ giảng viên, quy mô đào tạo, tỷ lệ sinh viên chính quy có việc làm trong thời gian 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp của 2 năm gần nhất so với năm tuyển sinh theo khối ngành.

Các trường có thủ tục sơ tuyển; các trường tổ chức thi đánh giá năng lực chuyên biệt hoặc có môn thi năng khiếu kết hợp với sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia (các trường đặc thù): Xác định và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường và các phương tiện thông tin đại chúng khác về thời gian, hồ sơ đăng ký sơ tuyển; thủ tục, điều kiện đạt yêu cầu sơ tuyển; phương thức tổ chức thi, đề thi minh họa đối với các trường tổ chức thi đánh giá năng lực chuyên biệt và phương thức xét tuyển và thực hiện quy trình xét tuyển quy định tại khoản 5 Điều 13 của Quy chế.

Năm nay các trường đào tạo khối ngành giáo viên sẽ có những điều chỉnh trong phương thức tuyển sinh. Đáng lưu ý, một số trường sẽ bổ sung phương thức xét tuyển bằng học bạ cho các ngành này. Trường ĐH Đà Lạt dự kiến sẽ mở lại 2 ngành sư phạm (giáo dục tiểu học và sư phạm tin học), mỗi ngành tuyển 20 chỉ tiêu. TS Trần Hữu Duy, Trưởng phòng đào tạo nhà trường, cho biết 2 ngành này là ngành cũ, đã có mã ngành trước đó nhưng tạm dừng tuyển sinh trong vài năm gần đây do nhu cầu người học hạn chế. Không chỉ điều chỉnh ngành, một trong các điểm mới trong tuyển sinh các ngành đào tạo ngành giáo viên là bổ sung thêm phương thức xét tuyển bằng học bạ.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng – Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT cho biết: Thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ cùng Bộ Y tế và các trường đang đào tạo các ngành y-dược trên cả nước tính toán để có mức điểm sàn được các vùng miền, xã hội chấp nhận. Rất có thể, những trường có đào tạo những ngành này sẽ đa dạng hơn phương án tuyển sinh để giải quyết bài toán: Vừa đảm bảo ngưỡng đầu vào, vừa đủ người học.

>> Nguồn: Phan Thủy (Pháp luật xã hội)