Dù luyện nghe tiếng Anh mỗi ngày nhiều nhất có thể nhưng vì sao bạn không thể đạt được những kết quả mà mình mong muốn. Nguyên nhân phổ biến nhất là do bạn chưa áp dụng đúng cách. Để cải thiện, hãy áp dụng ngay những bí quyết dưới đây nhé.
2 cách để tự học luyện nghe tiếng Anh
Có 2 cách học nghe thông dụng nhất hiện nay đó là nghe có chủ
đích và nghe vô thức. Nghe có chủ đích là học nghe được cả câu và hiểu chính
xác nghĩa câu. Nghe vô thức là cứ bậtbăng lên chạy và nghe không cần hiểu, bạn
có thể làm việc khác trong khi nghe. Thậm chí là bật băng chạy và đi ngủ.
Mục đích của nghe trong vô thức là để bạn quen với nhịp điệu,
tốc độ, cách nhấn nhá trong tiếng Anh. Bạn sẽ thắc mắc rằng liệu nghe vô thức
có hiệu quả không khi bạn không hiểu gì hết? Câu trả lời là Có. Nhưng để làm được
điều đó thì bạn phải luyện song song với nghe có chủ đích để tăng khả năng nghe
HIỂU.
Với 2 cách nghe này, bạn có thể dành một lượng thời gian nhất
định trong ngày để nghe có chủ đích. Và tranh thủ những lúc “thời gian chết” –
tức lúc bạn nấu cơm, giặt đồ, đi tắm, chờ Grab tới đón… để nghe vô thức. Hai
cách này đều bổ trợ cho nhau trong quá trình bạn cày lên level nghe hiểu của
mình.
Hãy down các file mp3 trong sách tiếng Anh vào điện thoại để
có thể tranh thủ nghe khi cần nhé.
Lặp lại không ngừng mỗi ngày
Dù là bất kì kĩ năng nào, khi học ngoại ngữ, điều mấu chốt
là bạn duy trì được việc học. Có thể mỗi ngày bạn luyện nghe tiếng Anh không
nhiều, chỉchừng 30 phút cho nghe có chủ đích. Nhưng nó có hiệu quả rất nhiều
khi bạn thực hiện nó mỗi ngày trong 1,2,3…tháng hay cả năm. Điều này tốt hơn
nhiều so với việc bạn dành cả ngày học nghe, sau đó 1 tuần sau mới quay lại học
nghe. Lúc đó đảm bảo chút phản xạ và số câu ít ỏi bạn nhớ được trong cả ngày của
tuần trước đã rơi rụng mất đến 70-90%. Chà, thế là lại thành ra học lại từ đầu
vì bạn chẳng nhớ gì mấy, đúng không?
Não bộ con người chỉ nhớ được một thứ trong một khoảng thời
gian rất ngắn. Sau một ngày thì lượng kiến thức bạn nhớ được đã giảm xuống nhiều.
Hãy học mỗi ngày để bắt trí não bạn ghim những gì đã học thật chắc chắn vào bộ
nhớ của mình. Sau này, bạn sẽ không phải ôn lại mỗi ngày nữa mà chỉ cần ôn theo
tuần, theo tháng.
Bắt đầu ngay từ tiếng Anh cơ bản
Nếu bạn nghĩ khi mới học tiếng Anh thì chỉ cần tập trung học
bảng chữ cái, chữ Kanji và học chắc ngữ pháp, bạn đã nhầm. Để đến khi học lên
trung cấp mới bắt đầu quay sang luyện nghe thì đã muộn. Cả kĩ năng nghe và nói
đều cần rèn giũa từ ngay khi bạn học cơ bản. Đây cũng là cách học tiếng Anh hiệu
quả giúp các bạn newbie nhanh nhớ từ mới, chắc ngữ pháp hơn.
Hơn nữa, đây cũng là thời điểm tốt để bạn luyện tiếng Anh
giao tiếp. Học tới nâng cao, mình nhận thấy sơ cấp và trung cấp chính là giai
đoạn có cơ hội được luyện tiếng Anh giao tiếp nhiều nhất và tốt nhất. Trong thực
tế, giao tiếp tốt trung cấp cũng giúp bạn có thể trò chuyện và hiểu được tiếng Anh
trong cuộc sống hàng ngày rồi. Khi học nâng cao bạn sẽ phải học một lượng kiến
thức từ vựng nhiều gấp bội. Luyện đọc những bài văn dài ngoằng. Nếu như vậy bạn
sẽ rất thiếu thời gian luyện nghe hay nói.
Vì thế, hãy luyện nghe nói ngay từ tiếng Anh giao tiếp cơ bản
khi bạn có rất nhiều thời gian dành cho nhiệm vụ này.
Lập sổ tay ghi chép và luôn mang theo bên mình
Nghe kết hợp cùng nói và viết sẽ giúp bạn tăng thêm khả năng
ghi nhớ không chỉ từ vựng mà cả cụm từ, câu nói, cách biểu đạt cảm xúc của người
Anh.
Phản xạ tự nhiên cũng từ đó mà thành.
Khi học nghe, hãy luôn luôn chép những mẫu câu, cụm từ hay
cách biểu đạt mà bạn hay gặp vào sổ tay/note điện thoại. Để làm gì? Đương nhiên
là để ôn lại → nhớ lâu hơn. Nhưng ngoài ra, cuốn bí kíp made by me này còn là
trợ thủ đắc lực trong luyện tiếng Anh giao tiếp cho bạn. Từ những câu chữ đã
lưu lại, bạn có thể tạo ra những hội thoại cho chính mình. Đừng ngại việc ngồi
lẩm bẩm nói chuyện một mình nhé. Cái gì hiệu quả thì mình cứ làm thôi, kể cả có
là cách nghe có vẻ “ngớ ngẩn” đi nữa.
Luyện nghe tiếng Anh song song với luyện nói
Đừng bao giờ tách rời các kĩ năng khi học ngoại ngữ. Không
phải ngẫu nhiên mà người ta thường nói “nghe nói đọc viết” chứ không phải “nghe
đọc nói viết”. Bởi, “nghe” thường đi với “nói”, và “đọc” đi kèm với “viết”. Bạn
đọc nhiều thì bạn sẽ bắt chước được cách viết. Bạn nghe nhiều thì bạn bắt chước
được cách nói. Và nói nhiều sẽ giúp bạn nhớ được câu nào nói trong hoàn cảnh
gì, hiểu được câu nói theo ngữ cảnh.
Điều này giúp bạn tạo ra phản xạ tiếng Anh hiểu ngay khi
nghe từ được nói ra, mà không mất thời gian “dịch” trong đầu từ Anh sang Việt.
Khi lên tới các level tiếng Anh cao, tốc độ nói của băng rất nhanh. Bạn sẽ
không thể vừa nghe vừa ngẫm xem câu vừa rồi nghĩa là gì. Như thế, khi não bạn dịch
xong câu 1 thì băng đã chạy đến câu 5, 6. Và tới đây thì bạn để lỡ mất kha khá
nội dung cuộc hội thoại và… chả hiểu gì nữa.
Học song song nghe nói tiếng Anh thế nào cho chuẩn?
Với các cấp độ tiếng Anh cơ bản, bạn hãy rèn luyện thật kĩ
các phần renshuu bằng cách bật file nghe sau đó không nhìn sách và lặp lại. Mới
đầu chưa quen, chưa nhớ có thể nhìn sách đọc câu, đọc chậm. Sau đó hãy luyện
cách nghe băng nói và nói theo với tốc độ giống trong băng, không cần nhìn sách.
Tiếp theo, với những phần hội thoại hãy tập tự kể lại toàn bộ cuộc hội thoại
sau khi nghe.
Hãy cày nát từng bài nghe trong các sách này. Nghe lần 1
chưa nghe được thì nghe lại. Nghe lại mà vẫn chưa hiểu thì nhìn hội thoại phần
đáp án. Gạch chân những cụm nghe mãi không ra. Tra từ mới, tra ngữ pháp mới nếu
không hiểu. Hãy đảm bảo bạn hiểu toàn bộ cuộc hội thoại tới mức nghe lần cuối bạn
hiểu được bài mà không cần nhìn đáp án nữa.
>> Nguồn: Sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét